Câu 2 :
Mặt Trăng ở rất xa Trái Đất với khoảng cách trung bình 384.400 km. Quãng đường bạn di chuyển trên Trái Đất quá nhỏ so với con số này, nên góc nhìn đối với Mặt Trăng không thay đổi. Do đó, Mặt Trăng không bị mất đi trong tầm nhìn của mắt. Nó dường như giữ nguyên vị trí trên bầu trời.
Ngoài ra, bộ não tự động so sánh vị trí của Mặt Trăng với cảnh vật trên mặt đất đang lướt qua khi bạn di chuyển.
=> Vì vậy, bạn có cảm giác Mặt Trăng luôn di chuyển tiến lên phía trước cùng với bạn.
Câu 6 :
Một ngày trên Mặt Trăng bằng 29,5 ngày trên Trái Đất.
Câu 4 :
Mây mù trên sao Kim chứa nhiều bụi đất nhìn xa như một đám mây mờ mịt.
Câu 6 :
Nguyên là vì Mặt Trăng vừa tự quay, vừa phải quay quanh Trái Đất, trong lúc đó Trái Đất lại quay quanh Mặt Trời. Khi Mặt Trăng quay được một vòng thì Trái Đất cũng chuyển động được một cự ly trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, do đó sau 27,3 ngày, điểm của Mặt Trăng ban đầu đối diện với Mặt Trời nay không còn đối diện với Mặt Trời nữa mà phải quay đi một góc mới có thể đối diện với Mặt Trời. Khoảng thời gian đó cần 2,25 ngày. Cho nên cộng 27,3 ngày với 2,25 ngày là 29,5 ngày.
Cô @Ngọc Hnue và tất cả mọi người giúp em với ạ !!!
Câu 1 :
Như ta đã biết, Mặt Trăng là một vệ tinh quay quanh Trái Đất. Nó không phát nhiệt, cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm Mặt Trăng dựa vào phản xạ ánh sáng Mặt Trời nên ta mới nhìn thấy nó.
Trong quá trình Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vị trí tương đối của nó với Mặt Trời và Trái Đất không ngừng biển đổi. Khi nó chuyển đến giữa Trái Đất và Mặt Trời thì phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng, nên lúc đó ta không nhìn thấy nó. Đó là ngày đầu tháng hoặc gọi là sóc.
Qua 2 - 3 ngày sau, Mặt Trăng chuyển qua một góc trên quỹ đạo, mép của nó đối diện với Trái Đất dần dần được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm trên bầu trời.
Từ đó về sau Mặt Trăng tiếp tục quay quanh Trái Đất, phía nó hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng ngày càng nhiều hơn, do đó mảnh trăng lưỡi liềm ngày càng "béo" dần. Đợi đến ngày 7 - 8, nửa Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng, nên ban đêm ta nhìn thấy nửa trăng sáng, gọi là trăng thượng huyền.
Sau thượng huyền Mặt Trăng dần dần chuyển đến phía đối diện với Mặt Trời, khi đó phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất ngày càng được Mặt Trời chiếu sáng nhiều hơn, vì vậy ta nhìn thấy Mặt Trăng ngày càng tròn hơn. Đến lúc Mặt Trăng tròn hoàn toàn cũng là lúc nửa Mặt Trăng đối diện với Trái Đất hoàn toàn được Mặt Trời chiếu sáng, nên ta thấy trăng tròn vành vạnh, đó là ngày rằm, gọi là vọng.
Sau khi trăng tròn, phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất có một phần dần dần không được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta thấy Mặt Trăng "gầy" dần. Đến ngày 17 hoặc 18 trên bầu trời chỉ nhìn thấy trăng sáng một nửa, đó là trăng hạ huyền.
Từ trăng hạ huyền trở đi, Mặt Trăng tiếp tục gầy đi, qua 4 - 5 ngày sau chỉ còn lại hình lưỡi liềm. Sau đó trăng hoàn toàn biến mất, bắt đầu một tháng mới.
Sự biến đổi trăng tròn hay khuyết là do kết quả Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và bản thân nó không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời gây nên.
Câu 3 : Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). ... Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực.