Bài 49: Đa dạng lớp thú bộ dơi và bộ cá voi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền Tô

vì sao mắt dơi ko tinh nhưng vẫn tránh được vật cản

Ngô Thanh Sang
28 tháng 3 2018 lúc 21:12

Vì khi sinh ra trong cơ thể loài dơi có một loại sóng âm đặc biệt, khi bay chúng phát ra loại sóng âm này để đợi phản hồi khi các sóng âm chạm vào vật. Chính điểm này giúp chúng nhận ra mọi vật dù đôi mắt rất yếu.

Thời Sênh
3 tháng 4 2018 lúc 20:34
Để dễ hiểu bạn hình dung nguyên tắc hoạt động y chang như cái rada dấy, nó phát ra sóng siêu âm (mà sóng thì fản xạ được khi gặp vật cản_sóng siêu âm có f lớn hơn hoặc bằng 20000Hz ấy), gặp vật cản (con mồi chảng hạn) thi ngay lập tức nó nhận được tín hiệu (vì vận tốc sóng siêu âm quá lớn) và biết được phía trước nó có vật cản để nó xử lý. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những vật dễ hấp thụ sóng này (VD tóc của người chẳng hạn) thì sóng siêu âm của dơi bị hấp thụ hoặc truyền qua nhiều hơn là fản xạ lại nên thông thương ban đêm dơi tránh được mọi vật trừ "đầu người có tóc". he. chúc bạn vui!
Dương Khánh Linh
28 tháng 3 2018 lúc 22:01

Dơi có thể tóm trúng một con côn trùng nhỏ xíu trong đêm tối như mực, trong khi thị lực của nó không hơn gì một người mù dở. Nó dùng cách gì để phân biệt phương hướng và đoán đúng vị trí đối tượng?

Hơn 260 năm trước, nhà khoa học Italy Sphanlantrani lần đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.

Ông làm mù một mắt của nó, rồi đặt con vật vào trong một gian phòng kính cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng, Sphanlantrani nghĩ vậy.

Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi nhưng dơi vẫn bay được tốt như thường, giống như chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi. Kết quả vẫn như cũ. Chẳng lẽ lại là thính giác của chúng đang phát huy tác dụng sao?

Khi Sphanlantrani nút chặt tai của một con dơi rồi thả cho nó bay, cuối cùng ông thấy nó bay kém hẳn. Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm được mồi.

Song rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa tìm ra. Các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu đã vén được bức màn bí mật đó. Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát sóng siêu âm rất mạnh, thoát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của nó. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.

Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm vật thể là “hồi thanh định vị”. Điều khiến họ kinh ngạc là loài thú nhỏ này trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 cụm âm thanh phản hồi, từ côn trùng, cây cối, mặt đất, chướng ngại vật... Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của nó cũng rất mạnh. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm do con vật phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc hiệu quả. Chính nhờ bản lĩnh độc đáo này mà khi bắt côn trùng trong đêm tối, dơi có thể nhanh nhẹn và đạt độ chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Loài dơi còn được mệnh danh là radar sống.


Các câu hỏi tương tự
Thảo Phương
Xem chi tiết
Giang Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trúc Trần
Xem chi tiết
Hồng Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền Trân
Xem chi tiết
Quyên Đỗ
Xem chi tiết
2 công chúa
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Hoàng
Xem chi tiết
Anh Chau
Xem chi tiết