Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ánh trăng - Nguyễn Duy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Uyên Phương

Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Sử dụng biện pháp tu từ gì?

Giang
8 tháng 12 2017 lúc 22:48

Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, trăng như người dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên, hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại, giọng thơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò chuyện với mình. Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành.

Windy
8 tháng 12 2017 lúc 22:53

- “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:

+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.

+ Biện pháp nhân hóa, so sánh -> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

O=C=O
8 tháng 12 2017 lúc 23:54

Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.

Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

Biện pháp liệt kê: Ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.

Nguyễn Phương Chi
1 tháng 11 2018 lúc 22:04

-Biện pháp nghệ thuật:nhân hóa,so sánh

=>Làm cho hình tượng,ý thơ nổi bật.Cho ta thấy được trăng luôn thủy chung với người còn con người thì lãng quên trăng,coi trăng là người dưng.Qua đó làm tăng ý nghĩa phê phán về thái độ sống của con người được thể hiện qua bài thơ


Các câu hỏi tương tự
Ngọcc Diệpp
Xem chi tiết
Nghiêm Thái Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Thai Doan
Xem chi tiết
ngoc ho
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết