Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

Sophie Hoang

Vận dụng kiến thức về sự nhiễm điện để giải thích một hiện tượng trong đời sống

Trần Tuyết Như
8 tháng 5 2020 lúc 18:06

Hiện tượng: Trong cơn giông lúc trời sắp mưa thường có sấm chớp.

Trong tự nhiên có các đám mây mang điện tích dương và âm.

Khi chúng lại gần nhau HĐT của chúng lên tới hàng triệu Volt, cao tới mức chúng thoát ra dưới dạng hồ quang điện hay tia lửa điện, gọi là chớp. Chất dẫn điện ở đây là không khí có độ ẩm cao (hay chính xác hơn là môi trường dẫn điện), cũng vì thế khi có giông, bão ta thường thấy chớp.

Tia lửa điện nóng tới mức khiến không khí quanh nó giãn nở đột ngột, tạo ra tiếng nổ lớn, gọi là sấm.

Bình luận (0)
❤ ~~ Yến ~~ ❤
8 tháng 5 2020 lúc 18:09

Trong đời sống, chúng ta có thể thấy trên các xe chở xăng hay các chất nổ, người ta phải đeo một chiếc dây xích sắt và cho nó chạm xuống mặt đường. Cách làm này được sử dụng để hạn chế việc tích điện gây nổ xe. Bởi khi di chuyển nhanh, xe bồn có thể cọ xát với không khí và làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh thì điện tích tích được càng nhiều. Để tránh việc xe bồn bị nổ, người ta sẽ gắn một chiếc dây xích sắt chạm xuống mặt đường để truyền điện tích xuống đất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Linh
Xem chi tiết
Hoàng Lương Võ Huy
Xem chi tiết
Quỳnh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Hưng Phạm
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Quỳnh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Hàn Thiên Dii
Xem chi tiết
Lily .210
Xem chi tiết