Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Sinh học 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bella Trương

vai trò cua tuyến tụy

Trương ly na
26 tháng 4 2017 lúc 20:41


-Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy:
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.

Lê Thị Trâm Anh
26 tháng 4 2017 lúc 20:43

Qúa đơn giản:

Tuyến tụy vừa có chức năng ngoại tiêt, vừa có chức năng nội tiết

OP︵JACK-FF
30 tháng 9 2020 lúc 21:46
1. Vai trò của tuyến tụy trong hệ thống nội tiết

Một tuyến tụy khỏe mạnh sẽ hoạt động và sản xuất các chất cần thiết cho cơ thể một cách chính xác với số lượng thích hợp và vào đúng thời điểm để tiêu hoá các loại thực phẩm được đưa vào trong cơ thể.

1.1. Chức năng ngoại tiết

Tuyến tụy chứa các tuyến ngoại tiết sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá. Những enzyme này bao gồm trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein, amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo. Khi thức ăn vào dạ dày, các dịch tụy này được giải phóng vào một hệ thống ống dẫn lên đỉnh trong ống tụy chính. Các ống tụy kết hợp với ống mật chung để tạo thành ống Vater nằm ở phần đầu của ruột non (được gọi là tá tràng). Các ống mật phổ biến bắt nguồn từ gan và túi mật và tạo ra một loại nước tiêu hoá quan trọng gọi là mật. Các loại dịch tụy và mật tụy được giải phóng vào tá tràng giúp cơ thể tiêu thụ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, protein.

1.2. Chức năng nội tiết

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon.

Các tế bào tuyến tụy giúp duy trì lượng đường trong máu (cân bằng nội môi). Các tế bào thực hiện nhiệm vụ này nằm trong đảo nhỏ tụy có mặt khắp tuyến tụy. Khi nồng độ glucose trong máu thấp, các tế bào alpha tiết ra glucagon là tăng mức đường huyết. Khi nồng độ glucose trong máu cao, các tế bào beta sẽ tiết ra insulin để giảm glucose trong máu. Các tế bào Delta trong đảo cũng tiết ra somatostatin để giảm sự giải phóng insulin và glucose.

Glucagon hoạt động để tăng mức glucose bằng cách thúc đẩy tạo ra glucose và phân hủy glycogen thành glucose trong gan. Nó cũng làm giảm sự hấp thu glucose trong chất béo và cơ bắp. Sự giải phóng glucagon được kích thích bởi đường huyết hoặc insulin thấp và trong khi tập thể dục. Insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tạo điều kiện cho các tế bào (đặc biệt là cơ xương) hấp thụ và thúc đẩy việc sử dụng nó trong việc tạo ra protein, chất béo và carbohydrate. Insulin ban đầu được tạo ra như một dạng tiền chất gọi là preproinsulin. Điều này được chuyển đổi thành proinsulin và được cắt bằng C-peptide thành insulin sau đó được lưu trữ trong các hạt trong các tế bào beta. Glucose được đưa vào các tế bào beta và bị thoái hoá. Tác dụng cuối cùng của quá trình này là gây khử cực màng tế bào và kích thích giải phóng insulin

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Anh Tuấn Hồ Sĩ
Xem chi tiết
Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Đỗ Linh Chi
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
Mặt Trời Và Mặt Trăng
Xem chi tiết
Donquixote Rocinante
Xem chi tiết
Trần Gia Hân
Xem chi tiết