Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nông nghèo khổ. Cách đây vài năm vì không có tiền lấy vợ, tôi đã quyết định bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm để kiếm một khoản kha khá về lo cho cuộc sống. Nhưng thật trớ trêu thay, đồn điền cao su hết việc thêm nữa bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc nên tôi quyết định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.
Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi trở về quê nhà sau mấy năm xa cách. Quang cảnh làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái không khí quen thuộc ở nơi mình sinh ra thật sảng khoái. Khi tôi đặt chân vào cửa nhà, điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an. Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn; tôi dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố; tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.
Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành. Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi rằng cha tôi đã sống khổ sở thế nào, ốm đau ra sau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng thế nào; đau xót nhất chính là cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân. Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng. Sau khi ông giáo khuyên ngăn, tôi trở về nhà với tâm trạng vô cùng đau khổ.
Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với bố sống thật tốt. Tôi đau quặn ruột khi nhìn thấy nấm mồ đã xanh cỏ của bố mình giữa nơi cánh đồng lạnh lẽo. Hai hàng nước mắt lã chã rơi trên má, tôi đứng chôn chân hồi lâu, có quá nhiều thứ muốn nói với bố, lời cảm ơn, lời xin lỗi nhưng tất cả nghẹn bứ trong cuống họng không thốt ra thành lời. Tôi chỉ đứng nhìn ngôi mộ đầy xót xa. Tôi nghe theo lời khuyên của ông giáo, người đi thì cũng đi rồi, tôi có đau xót hay dằn vặt thì bố tôi cũng không quay trở lại, tôi phải sống thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng an nghỉ. Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi chăm chỉ làm ăn, lao động, sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.
Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi trân trọng cuộc sống hơn. Cho đến bây giờ, khi nghĩ lại những việc đã xảy ra, tôi vẫn có chút đau lòng nhưng đó là bài học mà tôi luôn khắc ghi để sống tốt từng ngày.
Tham khảo:
Có lẽ bạn đọc không xa lạ gì với người cha của tôi, lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Còn tôi, tôi là đứa con trai của cha, đứa con trai đã bỏ đi đồn điền cao su chỉ vì phẫn chí do không lấy được vợ. Nhưng nay tôi đã trở về, đã trở về trong tư cách một anh lính cách mạng thăm cha. Và rồi, tôi đã gặp ông giáo và chia sẻ, tâm sự
Về làng, tôi thấy làng sao mà khác quá. Tôi đã phải dò hỏi mãi mới thấy được những lũy tre làng thân quen hiện ra trước mắt mình. Mùi hương làng quê sau bao năm tôi đi xa vẫn quẩn quanh. Tôi tìm đến nhà của mình nhưng lạ quá. Tôi đã đi một lúc rồi mà không thấy gian lều quen thuộc kia đâu, cũng chẳng thấy cha tôi cùng với con chó và khi xưa tôi đã mua tặng cha trước ngày ra đi.
Bỗng chốc, tôi nhìn thấy một ông già râu tóc đã có phần điểm bạc. Và khi nhìn thấy tôi, có vẻ ông xúc động lắm thay. Trời ơi, đó là ông giáo - người hàng xóm thân thiết của gia đình tôi, người bạn của cha tôi. Ấy vậy mà tôi lại không nhận ra. Tôi ngay tức khắc chạy lại chào ông giáo. Nhìn thấy tôi, sự xúc động trong ông nhân lên nhiều lần vì dường như ông nghẹn ngào và có nhiều lời muốn nói với tôi lắm thay.
Ông giáo thấy tôi rồi vỗ vai tôi và bảo tôi đi vào nhà. Tôi chưa kịp hỏi han gì nhưng thấy thái độ vội vã sự xúc động trong ông khiến tôi cũng không dám phản ứng gì nhiều. Trong tôi lúc này là nghìn câu hỏi về cha, về gia đình. Thấy ông giáo đi vào trong nhà, nghẹn ngào cầm ra khế ước đất, cầm ra một ít tiền và ông bảo với tôi:
_Đây là tiền mà cha anh đã để lại cho anh đấy.
Thấy tôi ngỡ ngàng, ông tiếp lời tắp lự.
_ Cha anh chết rồi. Chết để có thể giữ tiền này cho anh. ANh bặt vô âm tín. Cha già ở nhà có thể không lo hay sao.
_Cháu, cháu không thể tin được.
Giọt nước mắt ào ra nơi khóe mi. Tôi không thể kìm lòng.
_Chuyện đã qua lâu. Bao năm nay, tôi vẫn cầm nó theo mong nguyện của cha anh. Anh hãy cầm lấy và cố gắng tiến bước. Tôi thấy trang phục này, biết anh đã có dự tính tốt đẹp. Tôi không mong cầu gì. Nhưng anh hãy cố lên để cha anh nơi suối vàng yên nghỉ.
Lòng tôi thổn thức và rền vàng tâm trạng bứt rứt khôn nguôi. Tôi chẳng thể tin mọi thứ xảy đến nhưng biết mọi việc đã lỡ muộn màng. Ông giáo chỉ tôi ra thăm mộ cha. Mộ cha cỏ xanh và được tỉ mỉ dọn dẹp. Chắc chắn là ông giáo đây. Còn tôi, một đứa con bất hiếu thấy ân hận lắm thay.