Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Ngọc Đăng Thy

Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có"sàng khôn" nào. Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

ĐỪNG VIẾT TRÊN MẠNG

Đỗ Thanh Thu
2 tháng 3 2017 lúc 21:28

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Thảo Phương
7 tháng 3 2017 lúc 19:58

Từ ngàn xưa, dù việc học chưa được coi trọng, trường lớp chưa được xây dựng nhiều, nhưng ông cha ta đã biết được tâm quan trọng của việc học hỏi tri thức. Muốn khôn lớn, thành người phải luôn học hỏi. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ, "đi một ngày đàng" tức là đi đường một ngày, "học một sàng khôn" tức là học hỏi được nhiều thứ. Nhưng tại sao lại phải "đi một ngày đàng"? Trở về thời xa xưa, chúng ta sẽ thấy lúc bấy giờ ông bà ta quanh năm chỉ quẩn quanh với lũy tre làng, với đồng ruộng, nương rẫy. Mấy khi được bước ra khỏi làng, khỏi xóm. Có lẽ vì vậy mà nếu có dịp đi đâu xa, họ như khám phá ra nhiều điều mới lạ. Những chuyến đi xa luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí họ, để khi có dịp họ lại kể cho con cháu, bạn bè cùng nghe. Ở thời đó, những người được đi nhiều, được giao du đây đó, thường là những người hiểu biết nhiều thứ hơn những người quanh năm quanh quẩn xó bếp. Dùng "học một sàng khôn", ông cha ta đã mượn hình ảnh của một đồ vật rất chân thật, gần gũi với con người để nói lên lợi ích của việc đi nhiều sẽ biết nhiều, sẽ "khôn" hơn.

Thật vậy, bất kể ở nơi đâu ta đến cũng luôn có những điều hay, cái đẹp để ta chiêm ngưỡng, học hỏi. Đất nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, nơi đâu cũng có nhiều cảnh đẹp để ta khám phá. Và ở mỗi nơi, con người luôn có những đặc điểm, tính cách, văn hóa riêng. Mỗi người ta gặp là mỗi bài học quý giá, ai cũng có những điều hay đáng để ta học hỏi. Hơn nữa, khi thực sự bước chân vào cuộc sống, ta mới cảm nhận hết những niềm vui, nỗi khổ trong đời, ta sẽ hiểu được những số phận, những cuộc đời, biết mở rộng lòng, thông cảm và thấu hiểu cho những con người bất hạnh hơn mình. Lúc bấy giờ, ta mới biết mình cần gì, muốn gì ở cuộc đời này. Mặt khác, khi ra đi, sẽ có lúc ta gặp những khó khăn, vấp ngã. Mã mỗi lần vấp ngã, khi đứng dậy được, ta sẽ thấy mình khôn lớn, trưởng thành hơn, thấy mình tự tin, vững chãi hơn trong cuộc sống, cũng như sẽ có những ứng xử thông minh, khéo léo hơn. Đầu óc rộng mở, giúp con người càng trở nên khoan dung, độ lượng, biết nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Vì thế ông bà ta cũng hay thường xuyên khuyến khích việc đi đây đi đó:

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Ngày nay, việc "đi một ngày đàng" trở nên hết sức bình thường. Khi xã hội phát triển, khoảng cách về địa lý đã không còn là vấn đề khó khăn. Con người có thể đi khắp nơi Bắc, Trung, Nam, thậm chí ra nước ngoài để du lịch, học tập...Do đó, họ có điều kiện để mở rộng tầm mắt, để học tập và tiếp thu những điều mới lạ. Việc học hỏi, tiếp thu cái mới càng trở nên cần thiết.

Tuy nhiên, khi "đi một ngày đàng" không phải bao giờ ta cũng gặp được những điều tốt đẹp. Mà trái lại, xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, cái xấu, cái tốt lẫn lộn. Cũng như khi ra nước ngoài, ta sẽ nhìn thấy những điều hay và những điều không phù hợp với văn hóa nước ta. Do đó, quan trọng nhất là mỗi người phải có bản lĩnh để phân biệt, nhìn nhận cái nào đáng cho ta tiếp thu, học hỏi, cái nào ta nên đề phòng, né tránh. Có như vậy, khi "đi một ngày đàng" chúng ta mớ "học một sàng khôn".

Thường xuyên đọc sách báo, xem tin tức cũng là cách học nhằm bổ sung tri thức. Tuy nhiên, nếu chỉ có đọc sách, xem tivi mà không tận mắt nhìn thấy, không thực hành thì dù có đọc trăm ngàn cuốn sách cũng hoài công, vì lí thuyết mà không ứng dụng thì chỉ là lí thuyết suông, và "trăm nghe không bằng một thấy".

Rõ ràng, việc đi đây đi đó để học hỏi, tiếp thu tri thức là việc làm bổ ích và cần thiết cho mỗi người. Nếu biết kế hợp giữa đọc sách báo, xem tin tức và đi đây đi đó, bước chân vào cuộc sống xã hội, con người sẽ ngày càng hiểu nhiều biết rộng, khôn ngoan và vững chãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải xác định rõ mục tiêu cần học, đồng thời phải có phương pháp để tiếp thu, phải biết chọn lọc, chủ động và sáng tạo trong quá trình học hỏi. Ngoài ra, học tập tri thức là việc lâu dài, chúng ta nên kiên trì trau dồi, bổ sung kiến thức để không bị lạc hậu, tụt hậu so với người khác.

Câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" được đúc kết để nâng cao hiểu biết. Đồng thời câu tục ngữ trên cũng thể hiện niềm khát khao, mơ ước của ông cha ta được thoát ra khỏi ngôi làng nhỏ bé, đi đay đi đó để mở rộng tầm nhìn, mở mang đầu óc.

Hoa Thiên Cốt
13 tháng 3 2017 lúc 18:51

ý kiến đó là đúng

Thảo Phương
13 tháng 3 2017 lúc 21:00
Lập dàn ý giải thích câu đi một ngày đàng học một sàng khôn


I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập


III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn

Nguyễn Đinh Huyền Mai
14 tháng 3 2017 lúc 16:49

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!

Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.

Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.