Gợi ý :
- Giải thích – Nêu hiện tượng.
- Bàn luận: Tùy vào những hiểu biết và suy ngẫm riêng, học sinh bàn luận vấn đề đã chọn theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các bước làm bài Nghị luận xã hội (lí giải nguyên nhân, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại,…). Một vài gợi ý:
+ Trong mắt cha mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé, non nớt, cần được quan tâm, chăm sóc, chỉ dẫn, dìu dắt. Hơn nữa, có những đứa con mắc bệnh không chịu lớn, luôn muốn dựa dẫm vào cha mẹ.
+ Việc cha mẹ bao bọc khiến con ít vấp ngã, ít phạm sai lầm và luôn cảm thấy mình được yêu thương. Tuy nhiên điều đó cũng làm con cảm thấy ngột ngạt, mất tự do, mất khả năng tự lập, tự quyết, từ đó sinh ra trầm cảm hoặc ỷ lại.
- Bàn luận: Tùy vào những hiểu biết và suy ngẫm riêng, học sinh bàn luận vấn đề đã chọn theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các bước làm bài Nghị luận xã hội (lí giải nguyên nhân, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại,…).
Một vài gợi ý:
+ Yêu thương và tôn trọng cái tôi của con, hiểu rằng con cũng cần có đời sống độc lập, cha mẹ sẽ đối xử với con bình đẳng, ngang hàng trên cơ sở gắn kết, thấu hiểu, quan tâm.
+ Việc tạo cho con một đời sống tương đối độc lập sẽ khiến đứa trẻ có cơ hội trưởng thành trong tầm kiểm soát của cha mẹ mà không cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng tốt đẹp vì con cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng.
+ Cuộc sống bận rộn với những mối quan tâm riêng khiến cha mẹ và con cái ít tương tác. Việc tôn thờ tự do cá nhân thái quá cũng khiến các thành viên trong gia đình thiếu quan tâm đến nhau.
+ Nếu từ nhỏ ít được cha mẹ quan tâm, đứa trẻ sẽ khó thể lớn lên với một đời sống thể chất và tâm hồn lành mạnh. Việc những thành viên trong gia đình thiếu gắn kết làm gia đình trở nên lỏng lẻo, rời rạc.
+ Không đồng tình với việc cha mẹ bao bọc con cái thái quá hoặc không quan tâm đến con cái.
+ Mỗi gia đình nên có những hoạt động chung để các thành viên thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Bên cạnh đó, cần tôn trọng tự do của mỗi cá nhân.
- Bài học nhận thức và hành động: Phải duy trì sự gắn kết gia đình, đồng thời phải phát triển sự độc lập của bản thân.
Tham khảo:
Truyền kì mạn lục là một công trình nghệ thuật văn xuôi của nhà văn Nguyễn Dữ. Đúng như tên gọi truyền kì, nó đã ghi chép lại nhiều câu chuyện lạ kì trong cổ tích, trong dã sử và lịch sử Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương chính là một trong những câu chuyện lạ kì như thế và đây cũng là câu chuyện vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong, dân gian, rất quen thuộc với mọi người. Để nhào nặn, biến Chuyện người con gái Nam Xương từ một truyện cổ dân gian thành một tác phẩm mang dấu ấn thời đại phong kiến, tác giả đã phải tìm tòi, ghi chép, thêm vào đó những yếu tố kì ảo và ngày nay nó đã trở thành một tác phẩm rất lôi cuốn và được nhiều bạn đọc đón nhận và tôn vinh.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm viết về một người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất cao quý như công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại bị người chồng nghi oan và cuối cùng nàng đã phải chọn cái chết đế tự minh oan. Mở đầu câu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu: Vũ Nương tính đã thuỳ mị nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là nàng không những có nhan sắc bề ngoài mà còn có bản tính tốt đẹp bên trong. Khi chung sống với Trương Sinh, nàng luôn giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình, luôn làm hết phận sự của người vợ hiền, dâu thảo, luôn là người biết mình, hiểu chồng, giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng phải đi đến bất hoà. Tới đây, Vũ Nương đã bắt đầu chiếm được nhiều cảm tình của người đọc bởi sự đức hạnh của nàng. Và phẩm hạnh của nàng còn được thể hiện rõ hơn khi nàng tiễn chồng đi lính. Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý, tiền tài danh vọng mà chỉ mong chồng bình an trở về. Nàng còn quan tâm, cảm thông trước nỗi gian lao, vất vả mà người chồng phải chịu đựng. Từ xưa đến nay, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu ít khi lại hoà thuận, vì thế mà những lời khen ngợi Vũ Nương được nói ra từ chính miệng mẹ chồng nàng lại càng có ý nghĩa gấp bội, lại càng khẳng định được phẩm chất của nàng. Khi xa chồng, nàng luôn khắc khoải, nhớ mong chồng, lo cho chồng nơi xa xôi không biết sống chết thế nào. Nàng đã phải một mình gánh vác, lo toan việc nhà, sinh con, nuôi con, chăm sóc, thuốc thang lúc mẹ chồng đau ốm. Mẹ chồng nàng vì nhớ con trai nên sinh bệnh nặng và qua đời. Nàng đã ma chay tế lễ cho mẹ chồng chu đáo như mẹ đẻ của mình, không để bà con làng xóm phải chê trách nửa lời. Do đó mà mẹ chồng nàng trước khi mất đã ghi nhận và đánh giá cao những công lao của nàng đối với nhà chồng. Quả là một gia đình êm ấm, đề huề, phúc lộc, đáng lẽ phải là sự đền bù xứng đáng cho người phụ nữ chung tình và tận tụy ấy. Thế nhưng Vũ Nương chẳng phụ ai, để rồi lại bị người phụ. Trong thời gian Trương Sinh đi vắng, nàng thường nói đùa con rằng cái bóng của nàng trên tường chính là bố của nó. Có lẽ nàng không biết đối với nàng thì cái bóng chỉ đơn thuần là một cái bóng được tạo bởi ánh đèn nhưng đối với một đứa trẻ ngây thơ thì cái bóng đó đã in sâu vào tiềm thức của nó và cái bóng giả chính là một người bố thực. Và ngày mà Trương Sinh đi lính trở về cũng chính là ngày mà tai hoạ đổ lên đầu nàng. Trương Sinh đi lính trở về với nỗi đau nặng trĩu khi nghe tin mẹ mất và lời nói bi bô của đứa con trai đã được đặt không đúng chỗ. Do vậy đã làm bùng lên sự tức giận, tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. Chàng đã tin rằng con mình đã có một người cha khác, vợ mình đã có một người chồng khác. Bao nhiêu lời la lối, mắng nhiếc đã trút lên đầu Vũ Nương. Trương Sinh chỉ biết mắng nhiếc cho hả giận, không tin vợ, không tin hàng xóm và đã đánh đuổi vợ đi. Trương Sinh quả là một kẻ vũ phu, hồ đồ, có cách xử sự độc đoán, không đủ bình tĩnh để phân tích, phán đoán, không tin vào các nhân chứng, bỏ ngoài tai những lời phân trần, không nói ra nguyên cớ để rồi phải hối hận về sự nóng vội của mình. Trong lúc bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định lòng chung thuỷ của mình và cầu xin chồng đừng nghi oan để cố hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng Trương Sinh đã không nghe những lời giải thích của nàng. Trong lòng nàng lúc đó tràn trề sự thất vọng, đau đớn, nàng không hiểu tại sao mình lại bị đối xử như vậy và nàng cũng chẳng có quyền tự bảo vệ mình, kể cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực. Nàng càng thất vọng hơn khi không thể giãi bày lòng mình với chồng và nàng đã mượn dòng nước sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình. Nhưng tấm lòng sắt son, thuỷ chung của người thiếu phụ chưa dừng lại ở đó. Khi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, Linh Phi vì cảm động trước tấm lòng của nàng mà đã cứu nàng thoát chết. Dù ở chốn trần gian hay chốn làn mây cung nước thì nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn lo lắng, quan tâm đến chồng, đến con, đến phần mộ tổ tiên, nàng vẫn luôn khát khao, mong mỏi chồng nàng sẽ luôn nhớ đến nàng và sớm giải oan cho nàng. Quả là đáng tiếc cho Vũ Nương bởi một người phụ nữ có tấm lòng đẹp như nàng lại có một cuộc đời đầy đau khổ như vậy chỉ vì nàng có một người chồng quá đa nghi. Hơn nữa, trong chế độ nam quyền của xã hội phong kiến xưa thì người chồng mới là người quyết định mọi việc. Do vậy mà ngay đến cả số phận của mình mà Vũ Nương cũng không thể nắm trong tay. Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được một nguyên nhân khác, đó là chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải đi lính, sẽ không phải xa rời Vũ Nương để rồi sinh ra sự hiểu lầm tai hại dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Cái chết oan uổng của nàng không chỉ mang tính chất tự minh oan mà còn là sự giải thoát đối với nàng. Bởi nếu Vũ Nương còn sống trên trần gian thì có lẽ nàng sẽ phải sống trong cảnh gia đình bất hoà, trong sự ngờ vực của chồng và trong sự oan uổng chưa được giãi bày.
Nhưng chừng ấy chi tiết cũng không đủ tạo nên sự kì ảo của câu chuyện mà sự kì ảo đó đã được tác giả thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan. Trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời cùa nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương khép lại đã cho thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thuỷ, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải. Đặc biệt hơn nữa, ông đã xây dựng nên một phần kết khiến chúng ta khi đọc xong phải bâng khuâng để rồi phải mông lung suy ngẫm và tự đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: liệu rằng Vũ Nương sẽ mãi mãi không quay trở lại? Cuộc sống ở thế giới bên kia của nàng sẽ ra sao? Cuộc sống đó liệu có đem lại hạnh phúc cho nàng không? Nhưng có một điều chắc chắn rằng: dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì một con người đẹp đẽ như nàng sẽ luôn được biết đến với lòng tôn kính.
Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục có thể nói nổi bật nhất là Chuyện người con gái Nam Xương. Câu chuyện không chỉ có giá trị hiện thực mà qua đó còn nói lên số phận người phụ nữ lúc bấy giờ và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.
Câu chuyện này đã dựa theo một cốt truyện có sẵn trong dân gian. Thế nhưng khi đưa vào tác phẩm, Nguyễn Dữ đã cho thêm rất nhiều chi tiết. Tuy nhiên, nội dung của câu chuyện vẫn không hề thay đổi. Câu chuyện kể về số phận của người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp nhưng lại không được hưởng hạnh phúc. Vũ Nương tuy có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị, nết na, xinh đẹp nhưng lại có chồng là Trương Sinh vốn tính hay ghen. Chính vì vậy mà nàng luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực với chồng. Khi chồng đi lính, con còn nhỏ, nàng hay chỉ cái bóng mình trên tường vào ban đêm bảo đó là cha nó. Cũng chính vì cái bóng ấy mà Trương Sinh đã nghi nàng có tình riêng, là đồ hư hỏng nên chửi mắng, đuổi nàng đi mà không cho nàng thanh minh. Do vậy, Vũ Nương không hề biết vì sao chồng lại nghi oan mà giải nỗi nghi ngờ. Quá thất vọng và đau khổ, nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang để rửa sạch oan tình, minh chứng cho tấm lòng trinh bạch của mình. Mãi sau này, Trương Sinh mới hiểu được nỗi oan của vợ, nhưng lúc đó nàng đã ở dưới thuỷ cung, không về được nữa.
Chuyện người con gái Nam Xương đã nêu lên được hiện thực của xã hội lúc bấy giờ một cách chân thực, ở đầu câu chuyện, ta thấy Trương Sinh đã dùng một trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Điều này cho thấy đây là một cuộc hôn nhân không có tình yêu và không hề có quyền lựa chọn của người con gái lúc bấy giờ. Tuy luôn biết giữ gìn, hiếu hạnh nhưng nàng lại bị chính chồng nghi oan rồi đánh chửi, đuổi đi. Xã hội lúc đó thật bất công, người con trai lại có quyền đánh đập, hành hạ vợ mình không thèm nghe lời thanh minh. Không chỉ thế, câu chuvện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh. Vì chiến tranh mà gia đình li tán, mẹ xa con, nhớ con mà chết, vợ xa chồng khiến hàng ngày nàng phải chỉ chính cái bóng của mình mà nói với con đó là cha. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm cho cuộc sống người dân thêm khổ cực, phải chạy loạn mà chết đuối như Phan Lang. Chính vì thế, chiến tranh cũng phần nào là nguyên nhân khiến cho gia đình Vũ Nương bị li tán dẫn đến cái chết của nàng sau này. Cũng qua câu chuyện, ta thêm hiểu được số phận người phụ nữ lúc bấy giờ, họ phải sống phụ thuộc vào người đàn ông, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Chính vì vậy, tuy bị chồng nghi oan nhưng tứi lúc chết vẫn mang theo trong mình nỗi lo lắng vì chưa làm tròn trách nhiệm của người vợ. Trong đoạn cuối bài, khi gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương đã khóc khi nghe Phan kể rằng nhà của nàng bây giờ đã trở nên xơ xác. Trong tâm hồn nàng vẫn mang nặng trọng trách của một người vợ, một người mẹ. Điều này cho ta thấy phẩm hạnh vô cùng đáng quý của người phụ nữ lúc bấy giờ mà đại diện là nhân vật Vũ Nương. Trong câu chuyện, tác giả còn nói lên ước mơ của người dân lúc bấy giờ. Họ luôn mong muốn về một thế giới mới hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn và con người luôn sống chan hoà với nhau. Vì thế mà sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông, nàng đã được các nàng tiên cứu giúp rồi sau dó cũng trở thành tiên. Người đàn dã cho một người tốt như Vũ Nương có thể gặp một cuộc sống tốt đẹp hơn khi ở một thế giới khác. Việc tác giả đưa yếu tố kì ảo vào trong tác phẩm cũng nhằm thể hiện được ước mơ của người dân trong thời đại lúc bấy giờ.
Câu chuyện về người con gái Nam Xương đã nêu lên được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những luật lệ không công bằng, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ phải vào con đường cùng dẫn đến cái chết oan uổng, bất công. Câu chuyện đã tố cáo chế độ phong kiến hà khắc, chiến tranh phi nghĩa và đã nói lên mong ước của người dân lúc bấy giờ. Đồng thời qua câu chuyện này, nó cũng khiến cho ta phải suy nghĩ thêm về số phận của những người phụ nữ xưa cũng như cuộc đời họ sẽ trôi tới đâu?
Truyền kì mạn lục là một công trình nghệ thuật văn xuôi của nhà văn Nguyễn Dữ. Đúng như tên gọi truyền kì, nó đã ghi chép lại nhiều câu chuyện lạ kì trong cổ tích, trong dã sử và lịch sử Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương chính là một trong những câu chuyện lạ kì như thế và đây cũng là câu chuyện vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong, dân gian, rất quen thuộc với mọi người. Để nhào nặn, biến Chuyện người con gái Nam Xương từ một truyện cổ dân gian thành một tác phẩm mang dấu ấn thời đại phong kiến, tác giả đã phải tìm tòi, ghi chép, thêm vào đó những yếu tố kì ảo và ngày nay nó đã trở thành một tác phẩm rất lôi cuốn và được nhiều bạn đọc đón nhận và tôn vinh.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm viết về một người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất cao quý như công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại bị người chồng nghi oan và cuối cùng nàng đã phải chọn cái chết đế tự minh oan. Mở đầu câu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu: Vũ Nương tính đã thuỳ mị nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là nàng không những có nhan sắc bề ngoài mà còn có bản tính tốt đẹp bên trong. Khi chung sống với Trương Sinh, nàng luôn giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình, luôn làm hết phận sự của người vợ hiền, dâu thảo, luôn là người biết mình, hiểu chồng, giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng phải đi đến bất hoà. Tới đây, Vũ Nương đã bắt đầu chiếm được nhiều cảm tình của người đọc bởi sự đức hạnh của nàng. Và phẩm hạnh của nàng còn được thể hiện rõ hơn khi nàng tiễn chồng đi lính. Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý, tiền tài danh vọng mà chỉ mong chồng bình an trở về. Nàng còn quan tâm, cảm thông trước nỗi gian lao, vất vả mà người chồng phải chịu đựng. Từ xưa đến nay, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu ít khi lại hoà thuận, vì thế mà những lời khen ngợi Vũ Nương được nói ra từ chính miệng mẹ chồng nàng lại càng có ý nghĩa gấp bội, lại càng khẳng định được phẩm chất của nàng. Khi xa chồng, nàng luôn khắc khoải, nhớ mong chồng, lo cho chồng nơi xa xôi không biết sống chết thế nào. Nàng đã phải một mình gánh vác, lo toan việc nhà, sinh con, nuôi con, chăm sóc, thuốc thang lúc mẹ chồng đau ốm. Mẹ chồng nàng vì nhớ con trai nên sinh bệnh nặng và qua đời. Nàng đã ma chay tế lễ cho mẹ chồng chu đáo như mẹ đẻ của mình, không để bà con làng xóm phải chê trách nửa lời. Do đó mà mẹ chồng nàng trước khi mất đã ghi nhận và đánh giá cao những công lao của nàng đối với nhà chồng. Quả là một gia đình êm ấm, đề huề, phúc lộc, đáng lẽ phải là sự đền bù xứng đáng cho người phụ nữ chung tình và tận tụy ấy. Thế nhưng Vũ Nương chẳng phụ ai, để rồi lại bị người phụ. Trong thời gian Trương Sinh đi vắng, nàng thường nói đùa con rằng cái bóng của nàng trên tường chính là bố của nó. Có lẽ nàng không biết đối với nàng thì cái bóng chỉ đơn thuần là một cái bóng được tạo bởi ánh đèn nhưng đối với một đứa trẻ ngây thơ thì cái bóng đó đã in sâu vào tiềm thức của nó và cái bóng giả chính là một người bố thực. Và ngày mà Trương Sinh đi lính trở về cũng chính là ngày mà tai hoạ đổ lên đầu nàng. Trương Sinh đi lính trở về với nỗi đau nặng trĩu khi nghe tin mẹ mất và lời nói bi bô của đứa con trai đã được đặt không đúng chỗ. Do vậy đã làm bùng lên sự tức giận, tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. Chàng đã tin rằng con mình đã có một người cha khác, vợ mình đã có một người chồng khác. Bao nhiêu lời la lối, mắng nhiếc đã trút lên đầu Vũ Nương. Trương Sinh chỉ biết mắng nhiếc cho hả giận, không tin vợ, không tin hàng xóm và đã đánh đuổi vợ đi. Trương Sinh quả là một kẻ vũ phu, hồ đồ, có cách xử sự độc đoán, không đủ bình tĩnh để phân tích, phán đoán, không tin vào các nhân chứng, bỏ ngoài tai những lời phân trần, không nói ra nguyên cớ để rồi phải hối hận về sự nóng vội của mình. Trong lúc bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định lòng chung thuỷ của mình và cầu xin chồng đừng nghi oan để cố hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng Trương Sinh đã không nghe những lời giải thích của nàng. Trong lòng nàng lúc đó tràn trề sự thất vọng, đau đớn, nàng không hiểu tại sao mình lại bị đối xử như vậy và nàng cũng chẳng có quyền tự bảo vệ mình, kể cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực. Nàng càng thất vọng hơn khi không thể giãi bày lòng mình với chồng và nàng đã mượn dòng nước sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình. Nhưng tấm lòng sắt son, thuỷ chung của người thiếu phụ chưa dừng lại ở đó. Khi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, Linh Phi vì cảm động trước tấm lòng của nàng mà đã cứu nàng thoát chết. Dù ở chốn trần gian hay chốn làn mây cung nước thì nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn lo lắng, quan tâm đến chồng, đến con, đến phần mộ tổ tiên, nàng vẫn luôn khát khao, mong mỏi chồng nàng sẽ luôn nhớ đến nàng và sớm giải oan cho nàng. Quả là đáng tiếc cho Vũ Nương bởi một người phụ nữ có tấm lòng đẹp như nàng lại có một cuộc đời đầy đau khổ như vậy chỉ vì nàng có một người chồng quá đa nghi. Hơn nữa, trong chế độ nam quyền của xã hội phong kiến xưa thì người chồng mới là người quyết định mọi việc. Do vậy mà ngay đến cả số phận của mình mà Vũ Nương cũng không thể nắm trong tay. Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được một nguyên nhân khác, đó là chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải đi lính, sẽ không phải xa rời Vũ Nương để rồi sinh ra sự hiểu lầm tai hại dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Cái chết oan uổng của nàng không chỉ mang tính chất tự minh oan mà còn là sự giải thoát đối với nàng. Bởi nếu Vũ Nương còn sống trên trần gian thì có lẽ nàng sẽ phải sống trong cảnh gia đình bất hoà, trong sự ngờ vực của chồng và trong sự oan uổng chưa được giãi bày.
Nhưng chừng ấy chi tiết cũng không đủ tạo nên sự kì ảo của câu chuyện mà sự kì ảo đó đã được tác giả thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan. Trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời cùa nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương khép lại đã cho thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thuỷ, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải. Đặc biệt hơn nữa, ông đã xây dựng nên một phần kết khiến chúng ta khi đọc xong phải bâng khuâng để rồi phải mông lung suy ngẫm và tự đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: liệu rằng Vũ Nương sẽ mãi mãi không quay trở lại? Cuộc sống ở thế giới bên kia của nàng sẽ ra sao? Cuộc sống đó liệu có đem lại hạnh phúc cho nàng không? Nhưng có một điều chắc chắn rằng: dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì một con người đẹp đẽ như nàng sẽ luôn được biết đến với lòng tôn kính.