Làng - Kim Lân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngân

Từ nv ông 2 trong tác phẩm làng, nêu suy nghĩ về tc của ng' dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống pháp (đoạn văn)

Thảo Phương
9 tháng 12 2018 lúc 10:06

Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp. Cách mạng đã đem cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Ông được sống trong tự do, được làm chủ bản thân và cuộc đời. Ông thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Và vượt lên trên hết, ông còn có gia đình, có một nguồn vui sống dạt dào: tình yêu làng thiết tha. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trươc làng xóm, trước Cách mạng.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê. Đó là một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Nhà ngói san sát, sầm uất như trên tỉnh. Đường cái quan to lớn, có lát đá sạch sẽ.Không những đẹp về hình thức, làng ông còn đẹp cả trong tinh thần. Làng ông đã theo kháng chiến những ngày khởi nghĩa dồn dập. Cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị kháng chiến…”. Và khi phải tản cư rồi, ông vẫn bồi hồi không yên. Từng ngày, ông luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông đã vô cùng xấu hổ, đau xót và căm hận khi nghe làng mình theo tây. “Cổ ông nghẹn đắng”, “nước mắt trào ra”… .Và ông cũng thật hả hê, vui mừng khi được tin cải chính. Ông Hai là hình ảnh sinh động của những một người nông dân gắn bó với quê hương, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu cụ Hồ, và hăng hái kháng chiến…

Nguyễn Minh Huyền
8 tháng 12 2018 lúc 21:04

Qua truyện ngắn Làng của Kim Lân, chúng ta thấy tình cảm của người nông dân thể hiện qua hai khía cạnh: tình yêu và căm thù. Dù yêu hay ghét, tình cảm của người nông dân đều rõ ràng, dứt khoát. Mỗi người dân Việt Nam đều yêu thương, gắn bó với quê hương mình bởi đó là nơi tổ tiên, ông cha đã sinh cơ lập nghiệp bao đời; là nơi chôn nhau cắt rốn; nơi có những người thân yêu đang cần cù làm lụng một nắng hai sương. Vì vậy, lòng yêu mến làng quê đã trở thành tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là người nông dân Việt Nam. Yêu làng cũng là yêu nước. Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh, tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kháng chiến chống Pháp đã được nhà văn Kim Lân khám phá và thể hiện rất thành công

Kiêm Hùng
9 tháng 12 2018 lúc 9:21

Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước. Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.


Các câu hỏi tương tự
Giaminh Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
le thinnh
Xem chi tiết
Như Trần
Xem chi tiết
Hạ Vy
Xem chi tiết
Quang Ngô
Xem chi tiết
Huyy
Xem chi tiết