Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bích Thủy

Từ Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hãy nêu tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi con người

Thảo Phương
6 tháng 9 2018 lúc 22:17

Từ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình, bên mẹ, bên vợ, Trương Sinh đã phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - phải đi lính khi đất nước có chiến tranh. Dễ thấy, Trương Sinh không phải là kiểu nhân vật “nam nhi chí lớn”: chàng không có những khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ, không thể hiện được chân dung và tư cách của một trang nam nhi, anh hùng chí lớn. Trương Sinh thuộc tip nhân vật người đàn ông tề gia - an phận, chủ tâm trong việc xây dựng, tề chỉnh gia đình. Chàng luôn chăm chút giữ gìn cho gia đình hòa thuận. Chàng tuổi trẻ, con nhà giàu có nhưng không được học hành, phải đi lính trong lúc hương lửa đang nồng. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy... Có biết bao cuộc chia ly nhưng chia ly khi người thân ra trận để lại trong tâm trí con người nhiều suy nghĩ và lo lắng hơn bao giờ hết. Bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn có câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai về) như một chân lý khắc sâu vào tâm khảm người đọc. Đi vào nơi mũi tên, hòn đạn, chết chóc là điều không tránh khỏi. Số phận người lính trong chiến tranh thật mong manh. Người lính biết mình xung trận thì mười phần chết chỉ có một phần sống và cái cảnh “mấy ai về” như một định mệnh khắc nghiệt lâu nay.

Khi đi lính trở về, Trương Sinh tới nhà thì mẹ đã từ trần, đứa con vừa học nói. Tình mẫu tử thiêng liêng, nguồn an ủi vô bờ đối với Trương Sinh không còn nữa.Mẹ mất không được đội tang, Trương Sinh cảm thấy mình mắc tội bất hiếu - một thứ tội lớn nhất đời người. Bởi lẽ, hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa. Tư tưởng của đạo Nho là đề cao chữ “hiếu”, “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…”(Hiếu kinh). Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Hiếu thuận được coi là nền tảng của đạo làm người. Chính vì thế, trong truyện, ngay khi trở về, Trương Sinh hỏi mồ mẹ rồi bế đứa con nhỏ ra thăm mộ mẹ trước tiên.Qua lời nói của chàng với đứa con “Con nín đi, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi” cho thấy rõ nỗi đau của người đàn ông, một người con không thể làm tròn bổn phận của mình. Nhưng dù vậy, Trương Sinh vẫn là một người con không tròn đạo hiếu. Khát vọng tề gia của Trương Sinh chẳng khác nào bọt nước chiều mưa.

Thảo Phương
6 tháng 9 2018 lúc 22:17

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Đạt Trần
6 tháng 9 2018 lúc 23:31
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. - Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. - Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. - Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? + Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. + Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... + Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. - Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. - Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. - Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Long Lười
Xem chi tiết
Lê Tố Uyên
Xem chi tiết
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Ninh Ninh Hoàng
Xem chi tiết
phan vĩnh hoài nam
Xem chi tiết
Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Lưu Anh Kiệt
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết