Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trieu vy le

Từ câu chuyện Người ăn xin,em rút ra đc bài hc gì cho bản thân?Hãy trình bày thành đoạn văn ngắn.

đào danh phước
24 tháng 1 2020 lúc 14:35

Dàn ý nè bạn

* Những điều rút ra từ câu chuyện:

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao: tình yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người. - Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (ông lão), người con trai (cậu bé) không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ, lời nói, hành động hết sức chân thành thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, yêu thương, chia sẻ với người khác.

- Tuy cả cậu bé và ông lão đều không có của cải, tiền bạc nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin.

* Bình luận, rút ra bài học:

- Những biểu hiện của tình yêu thương và sự cảm thông: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ…

- Tình yêu thương và sự cảm thông giúp con người gần gũi và gắn bó với nhau hơn, giúp họ có thêm động lực, thêm niềm tin để sống, làm việc và cống hiến.

- Yêu thương và cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ, không phân biệt hoàn cảnh, địa vị xã hội của con người.

- Hãy tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình sống tốt hơn, có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự đồng cảm giữa con người với con người.

* Liên hệ mở rộng: (1,0 điểm) Tình yêu thương con người trong xã hội ta hiện nay: -

Các phong trào, các cuộc vận động: “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”… thể hiện tình yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị thiệt thòi được nhiều người tích cực tham gia ủng hộ. Đây là nghĩa cử cao đẹp tô thắm thêm truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.

- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người thờ ơ trước nỗi đau của người khác, chưa có thái độ đồng cảm hoặc chia sẻ. Thậm chí có những biểu hiện miệt thị, coi thường những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn… => Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: tình yêu thương đối với những con người nghèo khổ.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
24 tháng 1 2020 lúc 22:10

Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Câu chuyện xoay quanh một ông già ăn xin và cậu bé nhân hậu. Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra thật giản đơn nhưng lại có một cái kết ẩn chứa bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Ông lão ăn xin quả vô cùng khổ sở: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Dòng đời xô đẩy đã khiến ông lão phải làm nghề hành khất, ngửa tay xin tiền thiên hạ. Thế mà ông lão gặp cậu bé, cậu đã lục hết túi này đến túi nọ vẫn chẳng có lấy một xu. Trái lại với suy nghĩ đã quen thuộc trong tâm trí ông, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Ông lão ăn xin đã vô cùng xúc động trước cử chỉ đó và “đôi môi nở nụ cười”. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?Những gì ta cho đi không phải bởi mong muốn được nhận lại điều gì mà phải được xuất phát từ đáy lòng. Có được điều đó thì xã hội mới ngày càng phát triển và văn minh.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ngọc Đăng
Xem chi tiết
Thảo Vy
Xem chi tiết
Hàn Nguyệt Băng
Xem chi tiết
Nguyệt
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Yến Linh Triệu
Xem chi tiết
Hiền Hòa
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết