Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
阮芳邵族

Từ bài 19.1-->19.3 sbt vật lí 6 tập II.

Thanh Phương
22 tháng 2 2017 lúc 22:08

19.1:C 19.2:B

19.3: Khi mới đun đáy bình tiếp xúc với lửa trước nên nở ra trước làm bình rộng ra nước tụt xuống.

Sau đó nước trong bình mới nóng lên nở ra mà chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Nguyễn Đình Thụ
23 tháng 2 2017 lúc 9:13

19.1:Khi đung nóng một lượng chất lỏng thể tích của chất lỏng tăng. Đáp án:C

19.2:Khi đun nóng chất lỏng, khối lượng chất lổng vẫn giữ nguyên nhưng thể tích của chất lỏng tăng do đó khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Đáp án B

19.3:-Mô tả thí nghiệm:

-Khi mới đun, mực nước trong ống nghiệm bị hạ thấp xuống.

-Đun được một lúc thì mực nước trong ống nghiệm tăng lên cao hơn vị trí cũ.

-Giải thích thí nghiệm:

-Khi mới đun, thủy tinh tiếp xúc với nhiệt trước nên bị giãn nở trước, bình thủy tinh tăng thể tích, trong lúc nước chưa nở. Do đó mực nước trong ống nghiệm hạ xuống.

-Khi đun được một lúc, nước bắt đầu nóng và dãn nở, do độ dãn nở của nước lớn hơn của thủy tinh nên mực nước trong ống nghiệm tăng vọt lên cao hơn vị trí ban đầu.

Ren kougyoku
23 tháng 2 2017 lúc 13:54

19.1: C. Thể tích của chất lỏng tăng

19.2: B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

19.3: Khi mới đun thoạt tiên mực nước trong ống tụt xuống một chút, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Bởi vì, bình thủy tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống.

Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mực nước ban đầu.

Nguyễn T.Kiều Linh
22 tháng 2 2017 lúc 21:42

Ghi rõ đề ra đi!


Các câu hỏi tương tự
Lê Lan Hương
Xem chi tiết
Anh Đỗ Phương
Xem chi tiết
lethiquynhnhu
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Đào Ngọc Bích
Xem chi tiết
Hatsune Miku
Xem chi tiết
Bùi Thu Hằng
Xem chi tiết
Lê Khánh Dung
Xem chi tiết