Trong văn bản " Hoàng Lê Nhất Thống Chí"- hồi thứ 14, nhóm tác giả Ngô Văn Phái viết:" vua Quang Trung nói: - lần này ta ra..... Thì ta có sợ gì chúng "
1. Vua Quang Trung đã nói lời trên ở đâu? Với ai? Vào thời gian nào? Qua lời nói đó, em hiểu thêm gì về hình anh hùng áo vải Quang Trung?
2. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm " chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? Chỉ ra hành động nói và hành động nói trong câu văn trên
Câu 3. Có ý kiến cho rằng QT là con người có ý thức dân tộc sâu sắc và có tài năng quân sự lỗi lạc. DỰA VÀO VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu làm rõ ý kiến trên. Trong đoạn văn sử dụng một câu chứa thành phần lập phủ chú, một phép thẾ
1.
- Những lời trên Quang Trung nói với các tướng Tây Sơn khi hội quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân….đó là những tướng được giao trấn giữ Thăng Long nhưng khi quân Thanh kéo san, họ đã chủ động rút về Tam Điệp chờ đại quân Tây Sơn từ Huế ra. Nội dung lời Quang Trung là bàn kế sách ngoại giao với nhà Thanh sau khi thắng họ.
- Anh hùng áo vải Quang Trung -Nguyễn Huệ là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng...
Ra đến phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, vua Quang Trung lại nói với các tướng: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh” (trích nguyên văn Ngữ văn 9 tập một, trang 67).
Ở Tam Điệp - Biện Sơn vua còn nói mươi ngày có thể phá được giặc thì giải thích làm sao ngày 29 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) vua và quân còn ở Nghệ An.
- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta: “ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị..”
- Lên án tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và âm mưu cướp nước của người phương Bắc với dân tộc ta : “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
- Nhắc lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta: “ Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ …”
- Âm mưu chiếm nước ta của nhà Thanh : “ Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận, huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa..”
- Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và đề ra kỉ luật nghiêm minh : “ Các ngươi đều là kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có theo có theo thói cũ ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai,…”
- Lời nói đó nói trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An khi ông cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính.
- Nhận xét lời phủ dụ:
+ Lời kêu gọi thấu tình đạt lí, khích lệ được tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của tướng sĩ.
+ Cũng là quân lệnh nghiêm khắc, có tác dụng chấn chỉnh đội ngũ, củng cố sức mạn của của đại quân.