Văn bản ngữ văn 8

Phan Thị Huyền

Trong truyện "chiếc lá cuối cùng", nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú cho người đọc, hiện tượng này được tạo nên từ những chi tiết nào?

Phạm Linh Phương
5 tháng 1 2018 lúc 20:18

Lần đảo ngược tình huống thứ nhất:Gion-xi đi từ trạng thái tiến dần đến cái chết bỗng lấy lại được nghị lực sống,lòng yêu đời,bệnh tình thoát khỏi nguy hiểm. Lần đảo ngược tình huống thứ hai:Cụ Bơ-men đang sống khỏe mạnh lại được thông báo chết vì bệnh sưng phổi vào cuối truyện. Hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ cho các nhân vật trong truyện và độc giả. Cả hai lần đều liên quan đến căn bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong cơn bão tuyết nên chết vì bị sưng phổi.Có thể nói gắn bó với nghệ thuật đảo ngược tình huống là sự mâu thuẫn ẩn chứa trong câu chuyện. Một người nhìn thấy chiếc lá cuối cùng thì sống lại,một người vì vẽ chiếc lá cuối cùng mà từ giã cõi đời. Chiếc lá ấy đã cứu sống một sinh mạng,đồng thời cũng cướp đi một sinh mạng khác về cõi vĩnh hằng.

Hoài Thương Đỗ Lê
5 tháng 1 2018 lúc 19:28

Trong truyện "chiếc lá cuối cùng", nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú cho người đọc, hiện tượng này được tạo nên từ những chi tiết nào?

Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại. Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.
Phạm Linh Phương
5 tháng 1 2018 lúc 19:37

+Từ đầu,Gion-xi như ngày càng tiến dần đến cái chết,khiến độc giả thương cảm,lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc,Gion-xi lấy lại được nghị lực sống,bệnh tình thoát khỏi nguy hiểm.

+Lần đảo ngược tình huống thứ hai là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh lại được thông báo đã chết vì bị sưng phổi.

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 1 2018 lúc 19:48

Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:

Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Đạt Trần
5 tháng 1 2018 lúc 20:56

Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống

Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.

Qua hai lần đảo ngược tình huống, truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri xứng đáng là kiệt tác.

nguyen thi vang
6 tháng 1 2018 lúc 13:10

* Nghệ thuật đảo ngược tình huống :

+ Giôn - xi ốm nặng tưởng như không qua khỏi nhưng khỏe mạnh nhờ bức tranh của cụ Bơ - men

+ Cụ Bơ - men đang khỏe mạnh thì lâm bệnh rồi qua đời


Các câu hỏi tương tự
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Dung
Xem chi tiết
naruhinasaku
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
Xem chi tiết
Tring Tring
Xem chi tiết
Thu Giang
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Kiều Mai Anh
Xem chi tiết