Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Huyền Chu Văn An

Trong truyện "buổi học cuối cùng", thầy Ha-men có nói : " ... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì chìa khóa chốn lao tù ...". Bạn hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy ?

Adorable Angel
11 tháng 2 2017 lúc 16:15

Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 2 2017 lúc 17:05

Qua câu nói này em có thể hiểu rằng:ngôn ngữ như là linh hồn riêng của mỗi dân tộc,khi một dân tộc dù đã rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình là họ vẫn giữ được bản sắc của dân tộc,họ vẫn giữ được tinh thần và truyền thống của dân tộc mình,họ vẫn có một vũ khí sắc bén để động viên nhau,để kêu gọi nhau đoàn kết cùng đánh đuổi kẻ thù và nhờ đó họ sẽ giành lại độc lập tự do

_silverlining
11 tháng 2 2017 lúc 17:42

Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tuơi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tuởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Nói như thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”( trích Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-để). Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Mỹ Chi
Xem chi tiết
Pé Đóm cute
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hạ Vy
Xem chi tiết
AFK_AS MOBILE
Xem chi tiết
Trần Thảo Linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
hoanganhcuong
Xem chi tiết
(=Tinh Nhi =)
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
Xem chi tiết