Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Linh Phương

''Trong thơ Tế Hanh, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ Tế Hanh dễ dàng đến với người đọc.''

Qua bài thơ Quê hương, chứng minh nhận định trên

Đạt Trần
25 tháng 7 2018 lúc 9:20

Bài hả

Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 7 2018 lúc 11:27

đăng thật á

Linh Phương
25 tháng 7 2018 lúc 21:11

Gợi ý:

- Đặt vấn đề , phong cách sáng tác thơ của Tế Hanh. Thơ của Tế Hanh nặng hồn ( lấy ví dụ một số bài thơ nổi của tác giả vd Nhớ con sông quê hương...)

- Mượn lệnh đề ( chính là đề bài ) để dẫn vào bài thơ " Quê Hương "

- Thơ của Tế Hanh chủ yếu là " Quê hương " nói về nỗi lòng tình cảm của người xa quê, tình cảm này ai cũng có. Tiếng thơ của Tế Hanh đã nói lên tình yêu quê hương, bày tỏ nỗi nhớ nhà...

- Dẫn sang bài thơ : Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ thể hiện niềm tự hào không nơi nào đẹp bằng quê hương của mình.

- Lịch sử, địa lí ( vốn làm nghề chài lưới, nước mênh mông cách biển nửa ngày sông ) Cảm xúc của tác giả qua từng câu thơ

- Tác giả viết theo trình tự không gian và thời gian ( sớm mai hồng , mảnh hồn làng,...) Ở đây ta nên lấy thơ để dẫn chứng

- Nỗi nhớ của những người con xa quê hương được Tế Hanh dùng những lời thơ giản dị, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu của tác giả với quê hương

- Cảnh thuyền về bến với tiếng cười và những con cá tươi ngon càng làm cho tác giả nhớ quê hương da diết. Tiếng thơ ngấm hẳn vào da thịt, nhớ mùi nồng của biển.

- " Nay xa cách " trở về với hiện thực tác giả đã chốt lại như thế nào?

- Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ ấy đã vẽ nên bức tranh tươi sáng , sinh động về một làng quê ven biển, trong đó , nổi bật hình ảnh của quê hương....

Nếu muốn hay hơn bạn phải mở rộng luận điểm và đưa ra các nhận định về bài thơ từ đó khẳng định lại đc vấn đề chứng minh.

Thảo Phương
25 tháng 7 2018 lúc 9:00

@Dương Linh Chi @Trần Thọ Đạt zô đi 2 anh chị :)

loan truong
25 tháng 7 2018 lúc 9:06

khó thế mày

Huong San
25 tháng 7 2018 lúc 12:04

Bài này hồi trc ôn thi cô t cho làm rồi :v Đợi đi lục lọi sách đã :v

Phạm Thị Ngọc  Huyền
25 tháng 7 2018 lúc 16:11

Nhắc đến Tế Hanh ta lại nhớ đến một nhà thơ nổi tiêng với bao tác phẩm đi vào lòng người . '' Tế Hanh là nhà thơ của đời thường '' , chính sự đời thường đó đã làm cho thơ của ông càng nổi bật . Đã có ý kiến cho rằng :'' Trong thơ Tế Hanh cảm xúc ................... dễ dành đến vs người đọc . Điều dó dã đc thể hiện rõ qua bài thơ ''Quê hương '' .

Tế Hanh quê ở một vùng biển miền Trung đầy nắng và gió . Thế nên chất liệu đời thường gần giũi đc ông trân trọng khai thác . Tình yêu quê hương , một tình cảm rất trong sáng , chân thực dã đc ông thể hiện qua hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Rất dễ để nhận bài thơ được mở đầu là lời giới thiệu của tác giả về làng quê của mình.Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương. . Quê hương của tác giả rất đặc biệt khác hẳn với các vùng quê miền biến nằm ăn sát ra biển nhưng lại “cách biển nửa ngày sông”, bốn bề quanh năm sóng vỗ . Cuộc sống mưu sinh của người dân ở đây là nghề “chài lưới” vất vả lênh đênh trên biến. Khung cảnh đi đánh cá được nhà thơ miêu tả rất thơ mộng, đẹp đến mê lòng người:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.

Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây .Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.

Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.

Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.

Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.Quê hương chính là sức sống của Tế Hanh, ở một khía cạnh nào đó, người đọc lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh đa chiều và phức tạp. Tình yêu quê hương khi thì da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, khi thì hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Tất cả đều ẩn chứa nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ. Nó chắp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn đến cái đẹp của cuộc sống. Bức tranh Tế Hanh thêu dệt nên trải qua bao năm tháng vẫn in đậm ,tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu đậm với quê hương.
Tế Hanh đóng góp cho nền thơ Việt Nam một hồn quê gần gũi,
chân thực mà dung dị. Ông đã để lại cho nền văn học chúng ta nhiều
những tác phẩm về quê hương có giá trị, góp phần tôn vinh tên tuổi
cùng tài năng của ông bởi những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà Tế
Hanh đã tạo nên.

Tế Hanh không chỉ cảm nhận cuộc sống với lòng chân thực và cách nhìn bình dị, mà cũng luôn có ý thức phát hiện cái thi vị ở đối tượng miêu tả. Kết hợp cái thật và cái đẹp là một trong những đặc điểm chủ yếu của thơ Tế Hanh . Qua bài thơ Que hương Tế Hanh là một nhà thơ yêu quê , ông dã dùng tình cảm bình dị , đời thường đó để đưa thơ đến gần hơn với người đọc

Cầm Đức Anh
25 tháng 7 2018 lúc 10:57

Dễ thế bạn. Mỗi tội_____

Đạt Trần
25 tháng 7 2018 lúc 11:33

Cx dễ thôi

LY VÂN VÂN
25 tháng 7 2018 lúc 12:01

Dễ quá mà . Và khó quá mà

Tử Đằng
25 tháng 7 2018 lúc 13:43

woa, đề này có tận 8 câu trl cơ mà làm sai chủ đề hết rồi kìa

Đạt Trần
25 tháng 7 2018 lúc 21:18

KB:Đó là cái tinh tế của một Tế Hanh,Tế hanh đã ghi lại hình ảnh quê hương làng chài một cách chân tình nhất.Không khoa trương, không cầu kì , Quê Hương của tế Hanh hiện lên 1 cách rất hiền hòa và bình dị. Cái hồn thơ trẻ ấy luôn tươi sáng, khỏe khoắn,...Mạnh cảm xúc của bài thơ cứ nhẹ nhàng thế thôi màvẫn để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.Ta cảm phục trước cảm sâu nặng với quê hương của nhà thơ cũng như sự tinh tế trong việc viết thơ

Phạm Linh Phương
26 tháng 7 2018 lúc 11:04

Đây là key cô mình nhận xét, các bạn tham khảo nha !!!Ôn tập ngữ văn lớp 8


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hồ Bảo
Xem chi tiết
Tran Ngoc Hoang Khanh
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết
Hana Yuki
Xem chi tiết
Trần Hà Thư
Xem chi tiết
thuý bình
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết