Câu 1. Tổ hợp nào sử dụng cặp từ trái nghĩa?
A. Ông nói gà, bà nói vịt B. Được voi đòi tiên
C. Mồm loa mép giải D. Lá lành đùm lá rách
Câu 2. Từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Phụ mẫu B. Ái quốc
C. Cha mẹ D. Thủ môn
Câu 3. Đại từ trong câu thơ sau dùng để làm gì?
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.” (Tố Hữu)
A. Trỏ người, sự vật B. Trỏ số lượng
C. Hỏi về người, sự vật D. Hỏi về số lượng
Câu 4. Đoạn văn sau có mấy từ láy?
“Trước sân nhà là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng
chùm hoa li ti kết lại với nhau.” (Thu Hà)
A. Bốn từ B. Ba từ
C. Hai từ D. Một từ
Câu 5. Chỉ ra lỗi sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
A. Thiếu quan hệ từ
B. Thừa quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 6. Câu “Con cò lửa nằm giữa cửa lò.” đã dùng lối chơi chữ nào?
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa B. Dùng từ ngữ đồng âm
C. Dùng lối nói lái D. Dùng lối nói trại âm
Câu 7. Điệp ngữ “ham muốn”, “hoàn toàn”, “ai” trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” (Hồ Chí Minh)
A. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do.
B. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. Nhấn mạnh niềm tin của Bác Hồ về đất nước, con người Việt Nam.
D. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh
phúc.
Câu 8. Tổ hợp nào là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Thất bại là mẹ thành công
C. Bảy nổi ba chìm D. Tấc đất tấc vàng
Từ nào dưới đây không phải là từ ghép Hán Việt?
A. Xã tắc
B. Đất nước
C. Sơn thủy
D. Giang sơn
Giúp mình với
Trong các từ sau, từ nào là từ láy: đi đứng, chân chất, tươi cười, đông đúc, ngờ nghệch.Trong các từ sau, từ nào là từ láy: đi đứng, chân chất, tươi cười, đông đúc, ngờ nghệch.
Phân loại những từ ghép sau đây: tay chân, nhà máy, cái quạt, sách vở. *
A. Từ ghép đẳng lập: tay chân, nhà máy; từ ghép chính phụ: cái quạt, sách vở.
B. Từ ghép đẳng lập: tay chân, sách vở; từ ghép chính phụ: cái quạt, nhà máy.
C. Từ ghép đẳng lập: sách vở; từ ghép chính phụ: cái quạt, nhà máy, sách vở.
D. Từ ghép đẳng lập: nhà máy; từ ghép chính phụ: tay chân, cái quạt, sách vở.
Những từ sau đây có phải là quan hệ từ không, vì sao ? vừa, đã, cũng, rất, hơi, quá, lắm, hãy, đừng ,chớ, không, sẽ ,đang, thật,…
Trong các từ sau, từ nào là “từ láy”?
A. Sinh viên
B. Nhân viên
C. Giáo viên
D. Khéo léo
Phân loại các từ nào là từ ghép chính phụ, từ nào là từ ghép đẳng lập Từ: chài lưới, xanh biếc, bãi cát, cây cỏ, tiếng đàn, sông núi
Xác định từ láy trong những từ sau đây: A. Đằng đông B. Sáng sớm C. Thơm tho D. Đây đó