Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp cào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 8 độ theo phương vuông gọc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rộng của dải quang phổ trên màn E là
Góc lệch của tia sáng khi qua lăng kính: \(D=(n-1)A\)
Suy ra: \(D_đ=(n_đ-1)A\)
\(D_t=(n_t-1)A\)
Bề rộng quang phổ trên màn: \(DT=HT-HD=IH.\tan D_t -IH.\tan D_đ\)
Khi góc \(\alpha \) rất nhỏ thì \(\tan\alpha\approx\alpha_{rad}\)
\(\Rightarrow DT=IH( D_t -D_đ)=IH.(n_t-n_đ).A\)
\(\Rightarrow DT = 1.(1,68-1,61).\dfrac{8}{180}\pi=0,0122m=1,22cm\)