Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A. Phóng xạ α.
B. Phóng xạ β-.
C. Phóng xạ β+.
D. Phóng xạ ɣ.
Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai ?
A.Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
B.Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C.Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
D.Tia α là dòng các hạt nhân heli ( \(_2^4He\)).
Trong số các tia α, β-, β+, ɣ, tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
Hãy chọn câu đúng.
Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân rã giảm đi với thời gian t theo quy luật
A. -αt + β (α, β > 0)
B. \( \frac{1}{t}\)
C. \( \frac{1}{\sqrt{t}}\)
D. e-λt
Độ phóng xạ β- của một tượng gỗ bằng 0,8 lần độ phóng xạ của một khúc gỗ cùng khối lượng vừa mới chặt. Biết chu kì bán rã của C14 bằng 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ là
A.1200 năm.
B.2000 năm.
C.2500 năm.
D.1803 năm.
Một hạt nhân phóng xạ α, β+ , β- , ɣ , hãy hoàn chỉnh bảng sau:
Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu ?
A.25 %.
B.75 %.
C.12,5 %.
D.87,5 %.
Một chế phẩm có độ phóng xạ 1250 Ci /mmol và hoạt tính riêng là 1Ci/ml . Chu kì phân rã của nhân phóng xạ là 89 ngày.
1.Tính độ phân rã của chế phẩm theo số phân rã trong một phút của một mmol (dpm/mmol)
2.Tính độ phóng xạ của chế phẩm này (bằng dpm/mmol) khi chế phẩm chứa 100% phân tử phóng xạ. Ở trường hợp này 1 mmol chế phẩm có 5,41.10^-6 mmol bị phân rã trong phút đầu
3. Tính lượng ban đầu của các phân tử phóng xạ có trong 1 mmol chế phẩm
4.Cần bao lâu để phân rã hết 0,1 mmol phân tử phóng xạ nếu lúc đầu lấy 1 mmol chế phẩm
5. Tính hoạt tính riêng của chế phẩm sau 250 ngày
( Hoạt tính riêng biểu thị độ phóng xạ của 1 đơn vị khối lượng hay 1 đơn vị thể tích)
Một khối phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu H0, gồm hai chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kỳ bán rã của chúng lần lượt là T1 = 2h và T2 = 3h. Sau 6h, độ phóng xạ của khối chất còn lại là bao nhiêu? ĐS 7H0/40