Dấu của gia tốc phụ thuộc vào vận tốc, nếu vật chuyển động nhanh dần, thì gia tốc cùng dấu với vận tốc, nghĩa là cùng chiều với vận tốc và ngược lại.
Nhớ chú ý điểm này ko thì rất dễ xd sai dấu của gia tốc và vận tốc, từ đó dẫn đến bài làm sai.
Dấu của gia tốc phụ thuộc vào vận tốc, nếu vật chuyển động nhanh dần, thì gia tốc cùng dấu với vận tốc, nghĩa là cùng chiều với vận tốc và ngược lại.
Nhớ chú ý điểm này ko thì rất dễ xd sai dấu của gia tốc và vận tốc, từ đó dẫn đến bài làm sai.
Câu 1: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. Có phương,chiều và độ lớn không đổi
B.Tăng đều theo thời gian
C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
D.Chỉ có độ lớn không đổi
Câu 2: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng
B.Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất
C.Một ô tô chuyển động thẳng đều từ Hà Nội đến TPHCM
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 3: Chọn đáp án sai:
A.Tại một vị trí xác định trên Trái đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc vo
C.Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi
D.Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều
Câu 4:Một vật chuyển động thẳng,chậm dần đều theo chiều dương. Hỏi chiều của vecto gia tốc có chiều như thế nào?
A. vecto a hướng theo chiều dương
B.vecto a ngược chiều dương
C.vecto a cùng chiều với vecto v
D. không xác định được
Câu 5: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A.Một viên bi lăn trên máng nghiêng
B.Một vật rơi từ trên cao xuống dưới đất
C.Một hòn đá được ném theo phương ngang
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 6: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v=vo+a.t thì
A. a luôn cùng dấu với v
B.a luôn ngược dấu với v
C.a luôn âm
D.v luôn dương
Câu 7: Đồ thị tọa độ thời gian của chuyền động thẳng biến đổi đều là
A.một đường thẳng xiên góc
B.một parabol
C.một nhánh của đường parabol
D.đường thẳng
Câu 8: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A.Gia tốc của chuyển động là hàm bậc nhất theo thời gian
B.Chuyển động có gia tốc thay đổi
C.Vận tốc của chuyển động là hàm bậc hai của thời gian
D.Tốc độ tức thời của chuyển động tăng đều theo thời gian
Câu 9:Chọn phát biểu đúng:
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
B.Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian
C.Chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc lớn thì có gia tốc lớn
D.Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi
Câu 10:Chọn câu sai?Trong chuyển động thẳng biền đổi đều thì;
A.quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nahu thì bằng nhau
B. vận tốc tức thời có độ lớn tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian
C.vecto gia tốc có thể củng chiều hoặc ngược chiều với vecto vận tốc
D.gia tốc có độ lớn không đổi
Câu 11: câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. vecto gia tốc ngược chiều với vecto vận tốc
B.vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian
C.quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian
D.gia tốc là đại lượng không đổi
Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng Trong công thức của chuyển động chậm dần đều v = v0 + at
A. v luôn luôn dương
B. a luôn luôn dương
C. a luôn cùng dấu với v
D. a luôn ngược dấu với v
Câu 11. Khi vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì:
A. vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai
B. gia tốc thay đổi theo thời gian
C. vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì
D. gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian
Câu 12. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2 /2. (a và v0 cùng dấu ).
B. s = v0t + at2 /2. ( a và v0 trái dấu ).
C. x= x0 + v0t + at2 /2. ( a và v0 cùng dấu ).
D. x = x0 +v0t +at2 /2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 13. Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. s = x0 + v0t + at2 /2
B. x = x0 + v0t 2 + at2 /2
C. x = x0 + at2 /2
D. s = x0 + v0t + at2 /2
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều, khởi hành lúc t=0 tại điểm A có tọa độ XA = -5m theo chiều dương với vận tốc 4m/s. Khi đến gốc tọa độ O vận tốc của vật là 6m/s. Tính :
a, Gia tốc
b, thời điểm và vận tốc của vật lúc qua điểm có tọa độ 16m
Cùng một lúc, hai xe cùng đi qua tỉnh A và chuyển động cùng chiều. Xe (1) chuyển động thẳng đều với vận tốc 21,6(km/h) và chuyển động biến đổi đều, sau 1 phút đi được với quãng đường 360(m) kể từ A.
a/ Tìm gia tốc của xe(2)?
b/ Lập phương trình chuyển động của hai xe ? Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe, gốc thời gian lúc hai xe đi qua tỉnh A.
c/ Xác định nơi và lúc hai xe gặp nhau?
Câu 5. Trong các phát biểu sau đây về vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều ,phát biểu nào đúng ?
A. Gia tốc dương (a>0) thì chuyển động là thẳng nhanh dần đều
B.Vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều ,vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động
C. Trong mọi chuyển động thẳng nhanh dần đều , vận tốc tăng tỉ lệ thuận với gia tốc
D. Chuyển động thẳng có vận tốc ban đầu v0 <0 và gia tốc a <0 là chậm dần đều
Câu 6. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Gia tốc luôn không đổi
B. Gia tốc luôn > 0
C. Vận tốc tức thời luôn > 0
D. a.v < 0
Câu 7. Chọn kết luận đúng : Trong công thức vận tốc của chuyển động nhanh dần đều v = v0 + at thì :
A. a luôn luôn dương
B. a luôn cùng dấu với v0
C. a luôn ngược dấu với v
D. a luôn ngược dấu với v0
Câu 8. Trong các điều kiện cho sau đây ,chọn đúng điều kiện để chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.
A. a < 0 ;v0 = 0 B. a < 0 ;v0 < 0 C. a > 0 ; v < 0 D. a > 0 ;v > 0
Câu 9. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều
: A. Gia tốc a < 0
B. Vận tốc tức thời > 0 C. Véc tơ gia tốc luôn cùng chiều véc tơ vận tốc
D. a > 0 nếu chọn chiều dương ngược chiều chuyển động
Cùng một lúc tại hai điểm A và B, hai ôtô chuyển động thẳng ngược chiều để gặp nhau. Ôtô thứ I đi ngang qua A có vận tốc 36km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4m/s2 , ôtô thứ II qua B với vận tốc 72km/h chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2. Biết đoạn đường AB là thẳng AB =240m
a) viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. Lấy học tọa độ tại chiều dương A đến B, gốc thời gian lúc hai xe qua A và B ?
b) tìm thời gian vị trí của hai xe lúc gặp nhau? Vận tốc mỗi xe lúc gặp nhau ?
c) Tính vận tốc ? Quãng đường mỗi xe đi được sau thời gian 15s ?
Một ô tô xuất phát từ vị trí A (v0 = 0), chuyển động nhanh dần đều trên một đường thẳng, sau 10 giây đi được 50m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc ô tô xuất phát.
a) Tính gia tốc và vận tốc của ô tô sau 15 giây.
b) Khi đến vị trí B thì lái xe hãm phanh cho ô tô chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2. Ô tô đến C thì dừng lại. Biết thời gian để ô tô chuyển động từ A đến C là 30 giây. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên quãng đường AC.
Một chất điểm đang chuyển động với tốc độ 18km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 10 đạt tốc độ 36km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ lúc tăng tốc, gốc thời gian lúc tăng tốc.
a/ Tính gia tốc của chuyển động.
b/ Tính vận tốc sau 10s kể từ khi tăng tốc.
c/ Vẽ đồ thị vận tốc thời gian.
d/ Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc thì tốc độ là 20m/s
e/ Tính quãng đường đi được sau 20s kể từ khi tăng tốc.