+ Quy hoạch chăn nuôi Với mục đích không gây quá tải cho môi trường, khi chăn nuôi gia súc, gia cần cần phải được quy hoạch một cách cụ thể theo vùng sinh thái, số lượng, chủng loại. Ngoài ra, cần chú ý quy hoạch khu vực chăn nuôi xa nơi đông dân cư và chọn ở địa điểm hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng vùng sinh thái nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong vùng. Từ đó, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Dùng hầm biogas (hệ thống khí sinh học)
Xây dựng mô hình hầm biogas xử lý rác thải để tạo ra nguồn năng lượng sạch, phục vụ cho sinh hoạt, giảm thiểu lượng khí metan là một phương án bảo vệ môi trường tiến bộ đã và đang được nhiều bà con nông dân áp dụng. Theo nghiên cứu Bộ nông nghiệp, áp dụng mô hình hầm khí sinh học biogas có tác dụng làm giảm bớt lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính và mang lại giá trị kinh tế hơn 1.200 tỷ đồng về chất đốt. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi gia súc của từng khu vực, quy mô trang trại mà bạn có thể sử dụng các loại hầm khí biogas sao cho phù hợp.
+ Dùng chế phẩm sinh học xử lý rác thải
+ Ủ phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ là biện pháp dùng chính thực chất thải của bã phế thải thực vật, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Nguyên lý của phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi này là tận dụng sự lên men tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm có trong phân. Ngoài ra, đây cũng là loại phân ủ có chứa một lượng chất mùn rất tốt, có khả năng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hấp thụ khoáng chất và giúp cây trồng tăng trưởng tốt hơn cũng như giúp các sinh vật có lợi trong đất phát triển. Đặc biệt, đây còn được coi là một phương pháp tối ưu giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái cực kỳ hiệu quả.
Chuồng trại chăn nuôi cần cần đảm bảo mỹ quan hài hòa với các công trình khác, cách càng xa khu sinh hoạt với gia đình càng tốt, không bị gió lùa hoặc đầu gió; mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, thuận tiện cho chăm sóc, thuận tiện về nguồn nước, thuận lợi cho việc thu gom xử lý chất thải. Nếu có thể nên xây chuồng trại xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và những hoạt động qua lại của con người nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh và dễ cách ly khi dịch bệnh xảy ra.
2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được nông dân tuân thủ nên đã làm cho môi trường chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao. Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Đối với đại gia súc mật độ nuôi bà con nên đảm bảo từ 3 -5m2/con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m2/con, gia cầm 9-10con/m2 đối với gà thịt và 4-5con/m2 đối với gà giống.
3. Xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi
- Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp yêu cầu các hộ chăn nuôi phải xây hầm khí sinh học để tận dụng chất thải chăn nuôi sản xuất khí gas cho đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường, tuyệt đối không xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý ra môi trường.
- Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân có nắp đậy. Hàng ngày tiến hành thu gom phân, rác trước khi xịt nước rửa chuồng để đưa vào hố ủ hoai mục làm phân bón. Bà con có thể dùng vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu cùng ủ với phân. Phân ủ hoai mục rất tốt vừa không có mùi, hàm lượng hữu cơ và đạm cao lại vừa không tồn tại mầm bệnh.