Câu 1
- Tăng cường phòng thủ.
- Cuộc chiến đấu có sự phối hợp trong ngoài.
- Một số người chủ trương trình triều đình thực hiện kế sách chiến đấu lâu dài, dựa vào rừng núi nhưng không được triều đình chấp nhận.
Câu 2
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
Câu 3
Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
2. Hiệp ước Hác măng gồm 27 điều khoản với nội dung cơ bản như sau:
+Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của người Pháp; mọi hoạt động ngoài giao kể cả với Trung Quốc đều do Pháp nắm giữ
+Cắt tỉnh Bình Thuận từ Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ – thuộc địa của Pháp từ năm 1874
+Quân Pháp được đóng quân ở cửa Thuận An và Đèo Ngang
+Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ; các tỉnh Trung Kỳ từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang thuộc triều đình nhà Nguyễn
+Khâm sứ Pháp tại Huế có quyền tự do ra vào và yết kiến vua
+Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ để kiểm soát quan lại Việt Nam nhưng không ảnh hưởng đến việc nội trị
+Triều đình Huế phải rút quân khỏi Bắc Kỳ
+Công tác thuế quan đều do người Pháp điều hành
3.Về cơ bản nội dung hiệp ước pa tơ nốt giống với hiệp ước Hác măng nhưng sửa lại một số điều để xoa dụ dư luận và vua quan phong kiến bù nhìn:
+Chia nước ta ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ (An Nam) và Nam Kỳ. Mỗi kỳ đều có một chế độ khác nhau, chế độ cai trị như ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ đặt dưới sự bảo hộ của Pháp nhưng về danh nghĩa triều đình nhà Nguyễn vẫn được quyền cai trị
+Ba tỉnh Bắc Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh sáp nhập vào Trung Kỳ, tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ
Như vậy, cũng như hiệp ước Hác măng, nội dung hiệp ước pa tơ nốt không đặt toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam dưới ách đô hộ của người Pháp. Việt Nam được chia thành ba xứ: Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ đặt dưới sự bảo hộ của người Pháp; Trung Kỳ thuộc chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn nhưng bị người Pháp chiếm giữ trước sự bất lực của vua quan nhà Nguyễn