Ôn tập học kỳ II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoa

Trộn 200 ml dung dịch HNO3 ( dung dịch X ) với 300 ml dung dịch HNO3 ( dung dịch Y ) ta thu được dung dịch Z . Cho dung dịch Z tác dụng với 14 gam CaCO3 thì phản ứng vừa đủ

a) Tính CM của dung dịch Z

b) Dung dịch X được pha từ dung dịch Y , bằng cách pha thêm vào dung dịch Y theo tỉ lệ \(\dfrac{V_{H_2O}}{V_Y}=\dfrac{3}{1}\) . Tính CM của dung dịch X và dung dịch Y

Nguyễn Trần Vân Du
9 tháng 6 2017 lúc 22:58

a) Thể tích dung dịch Z : 200 + 300 = 500 ( ml ) = 0,5 ( l )

\(n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

Phương trình phản ứng :

2HNO3 + CaCO3 \(\rightarrow\) Ca(NO3)2 + CO2\(\uparrow\) + H2O

0,28--------0,14--------0,14--------0,14

\(C_{MddZ}=\dfrac{0,28}{0,5}=0,56\left(M\right)\)

b) Gọi x là nồng độ mol của dung dịch X

Gọi y là nồng độ mol của dung dịch Y

Theo đầu bài , khi dung dịch X được pha từ dung dịch Y : \(\dfrac{V_{H_2O}}{V_Y}=\dfrac{3}{1}\)

( V dung dịch X có 4 phần thì 3 phần là H2O , 1 phần là dung dịch Y )

Trong 200 ml dung dịch X có thành phần \(V_{H_2O}\) và VY là :

\(V_{H_2O}=\dfrac{200\cdot3}{4}=150\left(ml\right)\)

\(V_Y=50\left(ml\right)\)

Trong 200 ml dung dịch X có số mol chất tan : 0,2x = 0,05y ( mol ) ( Vì \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{1}{4}\))

Trong 300 ml dung dịch Y có số mol chất tan : 0,3y ( mol )

Tổng số mol chất tan trong dịch Z : 0,28 ( mol )

0,05y + 0,3y = 0,28 \(\Rightarrow\) y = 0,8 ( mol )

CM ( dung dịch Y ) = 0,8 M

CM ( dung dịch X ) = \(\dfrac{0,05y}{0,2}=\dfrac{0,05\cdot0,8}{0,2}=0,2\left(M\right)\)

Hoang Thiên Di
10 tháng 6 2017 lúc 7:35

a,Ta có : VX + VY = VZ = 300+200=500ml=0,5(l)

PTHH :

CaCO3 + 2HNO3 -> Ca(NO3)2 + H2O + CO2

0,14..........0,28 (mol)

nCaCO3 = \(\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

CM-HNO3 = \(\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,28}{0,5}=0,56\left(M\right)\)

b , Gọi x,y lần lượt là CM(X) và CM(Y) (x,y>0)

Khi đó : nX -HNO3 = 0,2x (mol) , nY-HNO3 = 0,3y

Ta có : \(\dfrac{V_{H2O}}{V_Y}=\dfrac{3}{1}\) => \(\dfrac{V_{H2O}}{3}=\dfrac{V_Y}{1}=\dfrac{V_{H2O}+V_Y}{4}=\dfrac{V_X}{4}=\dfrac{200}{4}=50\left(ml\right)=0,05\left(l\right)\)

=> VH2O - trong X = 150 (ml) =0,15 (l)và VY-trong X = 50(ml) =0,05 (l) => nHNO3 của Y trong X =0,05y (mol)

Từ hệ thức trên , ta suy ra : 0,2x=0,05y (*)

=>\(\Sigma_{Z\left(HNO3\right)}\) = 0,2x+0,3y=0,05y+0,3y=0,35y=0,28 (mol) =>y=0,8(M) , thay vào (*) => x=0,2 (M)

Vậy \(\left\{{}\begin{matrix}C_{M\left(X\right)}=0,2\left(mol\right)\\C_{M\left(Y\right)}=0,8\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Ha Hoang Vu Nhat
10 tháng 6 2017 lúc 9:15

Theo đề ta có PTHH:

2HNO3 + CaCO3 \(\xrightarrow[]{}\) Ca(NO3)2 + H2O + CO2

a. Theo đề: mddZ= mddX + mddY= 200 + 300= 500 (ml)

Đổi: 500ml = 0,5 lít

\(n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

Theo PTHH:

\(n_{HNO_3}=2n_{CaCO_3}=2\times0,14=0,28\left(mol\right)\)

CM(ddZ)= \(\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,28}{0,5}=0,56\left(M\right)\)

b. Gọi nồng độ mol của dd X là x (x>0)

Nồng độ mol của dd Y là y (y>0)

Theo đề ta có:

\(\dfrac{V_{H_2O}}{V_{ddY}}=\dfrac{3}{1}\Rightarrow3V_{ddY}=V_{H_2O}\Leftrightarrow3V_{ddY}-V_{H_2O}=0\)

\(V_{ddX}=V_{ddY}+V_{H_2O}=200ml=0,2l\)

Ta có hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}3V_{ddY}-V_{H_2O}=0\\V_{ddY}+V_{H_2O}=0,2\end{matrix}\right.\)

=> VddY = 0,05 lít ; \(V_{H_2O}=0,15lit\)

Theo đề, dd X được pha chế từ dd Y => lượng chất tan trong dd Y chính bằng lượng chất tan trong dd X

=> \(n_{HNO_3\left(ddX\right)}=n_{HNO_3\left(ddY\right)}\)

hay: 0,2x= 0,05y <=> 0,2x - 0,05y=0

Ta có: \(n_{HNO_3\left(ddZ\right)}=n_{HNO_3\left(ddX\right)}+n_{HNO_3\left(ddY\right)}=0,2x+0,3y=0,28\left(mol\right)\)

Ta có hệ phương trình:\(\left\{{}\begin{matrix}0,2x-0,05y=0\\0,2x+0,3y=0,28\end{matrix}\right.\)

=> x= 0,2 (M) ; y= 0,8 (M)

Vậy nồng độ mol của dd X là 0,2M

Nồng độ mol của dd Y là 0,8M


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Địch Nhât MInh
Xem chi tiết
Việt Thắng Đinh
Xem chi tiết
Phạm Thị Linh
Xem chi tiết
Tuan Thong Ngo
Xem chi tiết
nguyenhahaithien
Xem chi tiết
Nguyễn Địch Nhât MInh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Hà
Xem chi tiết
Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Trần Chí Công
Xem chi tiết