Bài viết số 5 - Văn lớp 9

Đặng Ngọc Đăng Thy

Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

Trần Diệu Linh
10 tháng 1 2019 lúc 18:46

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.



#Nguồn :; loigiaihay

Thảo Phương
10 tháng 1 2019 lúc 19:02

Mở bài:
+hiện nay khi công nghệ thông tin phát trỉên mạnh có nhìêu hình thức giải trí mới ra đời cuốn hút sự chú ý của phần đông các bạn trẻ mà nhiều hơn cả có lẽ là bộ phận học sinh.
+Đặc biệt đó là hình thức chơi game online đang làm “điên đảo” các bạn ,giải trí k phải k tốt nhưng có nhiều ng bị sa đà và thực sự bị nghiện nặng từ đó dẫn đến sao nhãng học hành và có những sai lầm đáng tiếc,trong số đó có một vài ng bn của tôi.
Thân bài:
+nguyên nhân:
_ý thức của các bn còn kém,chưa làm chủ đc bản thân để k quá bị cuốn hút bởi các trò chơi đó.Một khi đã tiếp xúc thì khó rứt ra đc.
_sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và giám sát chưa bao quát của nhà trường.Ba mẹ lo đi làm,nhà trường thì k thể giám sát hết học sinh.
_sự bao che lẫn nhau của các bạn dẫn đến sự tái phạm nhiều lần.Ngay cả sao đỏ ,lớp trưởng hay ban cán sự cũng tham gia và giấu giếm cho bạn bè mình.
_bị bạn bè xấu rủ rê,bởi k biết chọn bn mà chơi,do tò mò với cái mới mà k nhận thức đc hành vi của mình.
+hậu quả:
_Xao nhãng học hành.Thành tích sút kém.
_bị nhiễm các trò bạo lực rồi có khi “thực hành”ngòai đời với bạn bè dẫn đến thương tích.CHỉ cần vài lời nói có thể dẫn đến đánh nhau trong khi đó trước đây các bn rất hìên lành.
_tốn nhiều tiền cho các trò đó,khi túng tiền có thể vay mượn của ng xấu hay đi trộm,cướp,giết người..v..v..đó là hành vi vi phạm pháp luật ,có thể để lại nhiều hậu quả sau này.
_ảnh hửong đến sức khỏe, lo “luyện chưởng”quá nhìêu,cả ngày lẫn đêm,dẫn tới thể lực giảm sút,có thể gây nguy hiểm.Tíêp xúc nhiều với màn hình máy tính dễ bị cận.
+Biện pháp:
_Mỗi học sinh cần làm chủ đc bản thân mình,chơi thì chơi nhưng nên có chừng mực và đảm bảo kết quả học tập.
_Cần biết chọn bạn mà chơi để k nhiễm các thói xấu
_Gia đình và nhà trường cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn,tăng cường giám sát và quản lí.
_Những ng có trách nhiệm cần thực hiện nghĩa vụ của mình,là một tấm gương sáng cho mọi ng noi theo.
_Giáo dục và giúp học sinh nhận ra ưu điểm cũng như nhược điểm của các trò chơi đó,đồng thời giúp các bạn có kế họach “cai nghiện”,kết hợp hài hòa giữa học và chơi.
+Kết bài:
_Mỗi cái đều có cái đúng cái sai,trò chơi điện tử k hẳn là xấu nhưng k nên quá sa đà sẽ dẫn đến nhìêu hậu quả đáng tiếc.
_Học sinh cần nhận thức đc hành vi của mình và phải biết cách kiềm chế,chơi mà học,học mà chơi,đó là châm ngôn của học sinh mà mỗi chúng ta ai cũng nên hiểu và làm như thế.”Hãy để sự phát triển của khoa học k là mặt trái của xã hội,vì tương lai và vì ngày mai k có ng nào bị “nghiện game”quá mức !!”

Ann Đinh
10 tháng 1 2019 lúc 19:07

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Hiện tượng này vừa tạo thuận lợi vừa đặt ra những thách thức cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó chính là nạn game online trong trường học. Điều này đang gây ra nhiều nhức nhối đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Game online là trò chơi qua mạng Internet, nó giúp cho con người giải trí căng thẳng mệt mỏi. Thực ra gam online chỉ là thú vị tiêu khiển những lúc rảnh rỗi. Nhưng khi nó đã trở thành vấn nạn trong học đường thì mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng.

Đây là thực trạng rất phổ biến tại trường học, trò chơi qua mạng đã thu hút học sinh, dẫn dụ các em mê mệt, bỏ bê chuyện học hành. Một khi đã sa vào game và bị mê hoặc thì rất khó để thoát ra ngoài. Bởi vậy đây đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người, để lại hậu quả đáng lo ngại.

Ở lứa tuổi học sinh, những cái mới dễ bị du nhập, các em dễ bị dụ dỗ, lôi cuốn. Và các trò chơi đầy kích thích, dễ gây nghiện trên mạng sẽ nhanh chóng khiến các em quên đi việc của mình bây giờ là học.

Ở xung quanh nhiều trường học, các quán game mọc lên nham nhảm và hoạt động với công suất lớn, có thể là cả ngày lẫn đêm. Những trò chơi ảo trên mạng xã hội đã dẫn các em bước vào một thế giới khác: ma mị, kiếm hiệp, bắn súng, ác quỷ…Mỗi trò chơi đều khiến cho trí não các em không thể kiềm chế được.

Game online là “kẻ giấu mặt” dẫn dụ các em bỏ bê việc học hành, bạn bè để ngày đêm đắm chìm trong thế giới mạng ảo.

Nguyên nhân của vấn nạn game online xuất phát từ nhiều vấn đề. Lứa tuổi học sinh không kiềm chế được bản thân, dễ sa ngã. Phụ huynh không có thời gian quan tâm, chăm sóc đầy đủ cho con cái nên các em thiếu thốn đi tình yêu thương của bố mẹ. Chỉ biết tìm đến thế giới ảo để sống, để giải trí. Một số khác thì muốn khẳng định bản thân, đua đòi theo bạn bè nên cũng đã bước chân vào thế giới “vui vẻ” này.

Khi vấn nạn game ngày càng lấn sâu thì các em mới thấy được hậu quả của nó lớn như thế nào. Vì game nên sẵn sàng bỏ học ngồi quán game cả ngày, thậm chỉ bỏ bê ăn uống, bỏ nhà ra đi cũng vì game.

An là học sinh trường THPT C, vì quá nghiện game nên có thời gian mấy ngày An không về nhà, ăn, ngủ tại quán game. Game không những khiến cho các em không có thời gian học tập, sao nhãng mọi việc mà còn khiến cho tâm trí các em không còn tỉnh tảo nữa, đầu óc u mị, không tư duy. Có nhiều bạn vì không có tiền chơi game nên đã nảy sinh ra hành động trộm cắp tiền.. Đây là điều thật đáng buồn.

Game online – vấn nạn học đường đang khiến cho nhiều trường học, nhiều gia đình, nhiều học sinh đau lòng. Hậu quả của nó để lại quá lớn, ý thức của các em về game chưa sâu, chưa được giáo dục, các em chưa vượt qua được cám giỗ của cuộc đời.

Để hạn chế tình trạng này trong trường học thì các thầy cô giáo cần phải tuyên truyền, có những buổi giao lưu, giáo dục cho các em hiểu game online có tác hại như thế nào. Để các em nhận thức được điều này thì chắc chắn các em sẽ tránh xa. Những bạn bị dính vào game, nghiện game thì cần có biện pháp đưa các em trở lại với trường học.

Mọi người đều có thể chung ta đẩy lùi game online bằng việc tuyên truyền, giáo dục tác hại của việc nghiện game. Để các bạn học sinh có thể có môi trường học tập lý tưởng và lành mạnh nhất.

Đặng Vũ Quỳnh Như
10 tháng 1 2019 lúc 20:13

Với thời đại khoa học công nghệ tiên tiến tiến ngày nay, thì việc giới trẻ bị những trò chơi điện tử lôi cuốn là điều không khó xảy ra. Nhiều bạn vì nó mà lơ đãng việc học hành thậm chí là bỏ học để chơi chúng. Có bạn thậm chí quên ăn quên ngủ, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, có người còn lâm vào tệ nạn xã hội như cướp giật, trộm cắp. Trò chơi điện tủ không phải là hoàn toàn xấu nhưng tùy theo cách chơi mà có những ảnh hượng tích cực hay tiêu cực. Nếu chúng ta biết sắp xếp thời gian hợp lí thì nó sẽ trở thành 1 trò chơi tuyệt vời giúp ta thư giãn và giải tỏa tinh thần. Nhưng nếu ngược lại thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Vì vậy cần biết cách sắp xếp thời gian vào việc chơi 1 cách hợp lí và không quên chuyện học hành để nó trở thành 1 trò chơi mang tính tích cực cho mọi người và xã hội hơn.


Các câu hỏi tương tự
Lê Trương Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Thông Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Mạc Mạc
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Bảo Trân
Xem chi tiết
NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Triệu Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Anh
Xem chi tiết
Phú Phạm Minh
Xem chi tiết