Tình hình giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ.
Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.
* Thời Lý:
- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long…
- Năm 1075, nhà Lý tổ chức thi “Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường”.
- Năm 1076, nhà nước cho xây dựng Quốc tử giám…
* Thời Trần:
- Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn.
- Năm 1247, nhà Tràn đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.
- Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nhuyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh…
- Vị trí của nho giáo do đó cũng được nâng dần lên thế độc tôn.
* Thời Lê sơ:
- Nho giáo được độc tôn. Giáo dục nho học thịnh đạt. Trường Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học.
- Các khoa thi được tổ chức đều đặn: Cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được thi.
- Năm 1484, nhà nước dựng bia Tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.
- Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước. Số người học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý - Trần.
- Giáo dục vẫn xưm nhẹ các kiến thức khoa học phục vụ sản xuất. Công trình tiêu biểu của nước ta thời kì này là Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.