khí hậu :
Tính nhiệt đới - Nhiệt trung bình năm > 20 độ C (trừ vùng núi cao) - Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương - Số giờ nắng: 1400 – 3000giờ/năm gió mùa : ª Giữa và cuối hạ - Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến BCN thổi đến nước ta theo hướng Tây Nam (riêng ĐBBB có hướng ĐN do ảnh hưởng của áp thấp BB + Phạm vi hoạt động: cả nước + Tính chất: nóng ẩm + Tác động gây mưa lớn kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam – Bắc và mưa lớn vào tháng 9 cho Trung Bộ ª Tín phong Bán Cầu Bắc : - Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp cao Bắc Thái Bình Dương thổi về xích đạo - Hướng gió: Đông Bắc - Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 16 trở vào - Thời gian hoạt động: thổi vào nước ta quanh năm nhưng gió mùa hoạt động mạnh đã lẫn át. Chỉ mạnh lên thời kì chuyển tiếp xuân thu, còn mùa đông và hạ chịu sự lẫn át của các khối khí gió mùa. - Tác động: Gió tín phong cùng bức chắn địa hình là nguyên nhân gây mưa cho ven biển Trung Bộ vào thu đông, tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên ª Hệ quả - Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu + Miền Bắc: có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm Miền Nam: có 2 mùa mưa, khô rõ rệt + Giữa Tây Nguyên và ĐB ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và khô - Tạo nên sự phân mùa và phân hóa thiên nhiên theo không gian và thời gian - Sự Phân mùa trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạthệ sinh thái :
Đất nhiệt đới ẩm cao ª Đặc điểm về đất - Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nên lớp đất dày - Mưa nhiều, rửa trôi các chất bazơ để đễ tan( Ca2+, Mg2+) và oxit nhôm làm cho đất có màu đỏ vàng - Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp, trên đá mẹ axit - Ngoài ra quá trình Feralit diễn ra mạnh mẽ ở những khu vực đồi núi thấp, lớp phủ thực vật bị mất, quá trình tích tụ oxit sắt, nhôm mạnh hình thành đá ong. Thậm chí ở những khu vực thềm phù sa cổ quá trình feralit cũng khá phát triển. Sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ª Đặc điểm - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm, nhiệt ẩm lá rộng thường xanh, hiện nay còn rất ít - Phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá... - Trong đai rừng chân núi các loài động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế + Thực vật phổ biến là các loài cây họ dầu, đậu, vang... + Động vật là các loài chim, thú nhiệt đới: công, trĩ, gà lôi, ... khỉ, vượn, nai.. ngoài ra các loài bò sát, côn trùng cũng rất phong phú - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta