- Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
- Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:
+ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Tham khảo
a. Phát triển mạnh mẽ:
- Công nghiệp: chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( hơn 56% năm 1948).
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản.
- Tài chính: Nắm ¾ dự trữ vàng trên toàn thế giới.
- Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của nước Mĩ.
- Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản lượng kinh tế toàn thế giới.
b. Nguyên nhân.
1.Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
2.Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
3.Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
4.Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
5Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
6.Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.