a) Cho hỗn hợp trên vào nước, khuấy đều. Đường tan ra, bột than không tan.
Lọc lấy phần không tan ta thu được bột than.
Cô cạn dung dịch thu được đường.
b) Đưa nam châm lại gần hỗn hợp trên, sắt có tính từ nên bị nam châm hút, thu lấy phần bị hút, ta thu được bột sắt.
Bột gỗ và bột nhôm không bị nam châm hút
Cho hỗn hợp trên vào nước, bột gỗ nổi lên mặt nước, thu lấy phần nổi lên => thu được bột gỗ
còn lại là bột nhôm.
c) Trong hỗn hợp dầu ăn và nước, dầu ăn không tan trong nước và nổi lên trên mặt nước, thu lấy phần dầu ăn, còn lại là nước
Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
a, Bột than và đường:
Ta cho hỗn hợp vào nước và khuấy mạnh. Đường sẽ bị tan trong nước. Tiếp theo, ta lọc hỗn hợp nước và sấy khô phần thu được.
=> Thu được bột than.
Phần nước còn lại, đem đun sôi cho nước bốc hơi hết.
=> Thu được đường.
b, Bột Gỗ , Bột Nhôm và Bột Sắt
Dùng nam châm hút hỗn hợp. Vì sắt có tính chất từ nên sẽ bị nam châm hút. Nhômvà gỗ thì không bị hút. Lấy phần bị nam châm hút.
=> Thu được bột sắt.
Tiếp theo, ta cho hỗn hợp bột gỗ và bột nhôm vào nước. Vì gỗ nhẹ hơn nhôm, nên sẽ nổi trên mặt nước. Bột nhôm sẽ lắng xuống. Vớt phần bột nổi trên mặt nước và sấy khô.
=> Thu được bột gỗ.
Cuối cùng, lọc hỗn hợp nước và bột nhôm còn lại, sấy khô.
=> Thu được bột nhôm.
c, Dầu Ăn và Nước:
Vì dầu ăn nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách nước ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, cho nước chảy từ từ. Đến khi nước chảy hết thì đóng khóa phễu chiết.
=> Tách được nước.
Dầu ăn còn lại trong phễu.
=> Thu được dầu ăn.