Ôn tập học kì I

Bùi Thị Ngọc Huế

trình bày những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng trung du miền núi bắc bộ, đồng bằng sông hồng, đồng bằng duyên hải nam trung bộ, tây nguyên.

Ánh Sky
20 tháng 12 2018 lúc 13:05

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ

1.Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....

- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi

- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.

- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên

- Tài nguyên rừng phong phú

- Biển giàu bãi tôm cá

- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện Khó khăn:

- Dân trí chưa cao

- Nhiều dân tộc thiểu số

- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối

- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Đồng Bằng Sông Hồng

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế

- xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.

- Về các tài nguyên:

+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.

+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.

- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….

Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.


Duyên hải Nam Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Vùng có nhiều dân tộc ít người.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

Tây Nguyên

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).

+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

- Tự nhiên:

+ Đất badan màu mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.

Good Luck <3

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Momozono Hisaki
Xem chi tiết
FB:Bê Nờ X.Mờ
Xem chi tiết
Đặng bình minh
Xem chi tiết
Trang Nè
Xem chi tiết
Huy Tú
Xem chi tiết
Tín trầm cảm
Xem chi tiết
Thúy vi Trần Nguyễn 34
Xem chi tiết
Trần minh thư
Xem chi tiết
jony pug
Xem chi tiết