Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thánh Trở Lại

Trình bày nét chính về tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX

Trần Võ Lam Thuyên
10 tháng 4 2017 lúc 20:20

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng ; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.


Trần Võ Lam Thuyên
10 tháng 4 2017 lúc 20:23

Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Góc Tâm Hồn

Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. - Kinh tế: + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. + Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. - Quân sự: lạc hậu. - Đối ngoại: có những chính sách sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ phương Tây, gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này - Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra: khởi nghĩa Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân, Thái Bình, Cao Bằng… ♥ Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. - Kinh tế: + Sa sút do mất 6 tỉnh Nam Kỳ, bồi thường hiệp ước (theo hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862) + Nông nghiệp bê trể. + Công thương nghiệp không có gì khác so với trước. - Chính trị - xã hội: + Nạn thổ - hải phỉ hoành hành, mâu thuẫn xã hội gia tăng, khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi. + Những đề nghị cải cách Duy Tân đều bị khước từ.
Trần Võ Lam Thuyên
10 tháng 4 2017 lúc 20:25

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – KINH TẾ

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền .

-Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn , chọn Phú Xuân làm kinh đô, niên hiệu là Gia Long , lập ra nhà Nguyễn .

-1806 Ông lên ngôi Hòang Đế ,củng cố chế độ quân chủ tập quyền.

-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ .

-Cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên ),đứng đầu có tổng đốc hay tuần phủ .

-Năm 1815 ban hành Luật Gia Long .

-Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các trấn . Lập hệ thống trạm ngựa để chuyển tin nhanh.

-Thuần phục nhà Thanh ; “đóng cửa” không quan hệ với phương Tây .

Nhận xét ; về đối nội xiết chặt ách thống trị đối với nhân dân, đối ngọai thì đóng cửa bảo thủ .

linh_nguyen_tirrailleurs_500

Binh lính người Việt thời Nguyễn

2. Kinh tế – xã hội dưới thời Nguyễn .

*Nông nghiệp:

-Khai hoang , di dân , lập ấp nên diện tích canh tác tăng.

-Chế độ quân điền không còn tác dụng .

-Không chú trọng sửa đắp đê.

-Tài chính thiếu hụt , nạn tham nhũng .

-Diện tích canh tác tăng nhưng không mang lại kết quả thiết thực do hậu quả chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ .

* Thủ công nghiệp :

-Có điều kiện phát triển,nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền , đúc súng , đóng tàu ; thợ giỏi sản xuất trong các xưởng của nhà nước ,khai mỏ mở rộng .

-Nghề thủ công ở thành thị và nông thôn phát triển, nhưng còn phân tán ; thợ thủ công phải đóng thuế sản phẩm rất nặng.

* Thương nghiệp:

-Buôn bán thuận lợi ; thành thị như Hà Nội, Phú Xuân, Gia Định, Hội An, Mỹ Tho, Sa Đéc …….

-Thuyền buôn nước ngoài mua bán hàng hóa nhưng bị hạn chế , từ chối buôn bán với phương Tây

thuong_cang_hoi_an_500

Thương cảng hội An – tranh vẽ cuối thế kỷ XVIII

luoc_do_phong_trao_khoi_nghia_nong_dan_thoi_nguyen_500_01

Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.

Thao Nguyen
16 tháng 4 2017 lúc 9:57

Tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân, Huế làm kinh đô.

- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên).

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long, dựa hẳn vào bộ luật của nhà Thanh.

- Quan tâm và củng cố quân đội.

- Về đối ngoại, nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh nhưng lại từ chối mọi mối quan hệ với các nước phương Tây.

Nguyễn Ngọc Tuệ Hòa
28 tháng 4 2018 lúc 20:01

* Nông nghiệp

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

Đấu vật

* Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.

* Nhận xét

Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …

- Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.

- Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ..

- Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội

- Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Minh Trương Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Hà
Xem chi tiết
Võ Hà
Xem chi tiết
Minh Trương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nguyen huy
Xem chi tiết