Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Namđầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
Cuộc vận động Duy Tân[1], hay Phong trào Duy Tân, hay Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ[2] đều là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.
Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.[3]
Phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX khởi phát đầu tiên ở đất Quảng, sau đó nhanh chóng trở thành phong trào vận động cách mạng trên phạm vi cả nước, trước hết là các tỉnh ven biển miền Trung, và bước đầu đã có một vài mối liên hệ quốc tế. Có thể nói tầm nhìn chính trị/văn hóa của Phong trào Duy tân rộng hơn rất nhiều nhờ có điều kiện liên hệ quốc tế. Với phương Đông, sang tận nơi tìm hiểu thực tiễn công cuộc canh tân của Nhật Bản. Với phương Tây, qua tân thư, sớm tiếp cận được tư tưởng dân chủ/dân quyền của Montesquieu, Jean Jasques Rousseau...
Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.
Để thực hiện ý định trên, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi ; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9 - 1908. thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 - 1909. Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.