- Hệ vận động: xương (sườn, ức, mặt, sọ, sống, chi) và cơ (vân, trơn, hoành)
=> Nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể cử động, định hình cơ thể và che chở cho nội quan.
- Hệ tiêu hoá: Ruột non, Ruột già (đại tràng), dạ dày, tuỵ, túi mật, khoang tiêu hoá (miệng), hầu, lưỡi, thực quản, gan, ruột tịt, ruột thừa, trực tràng, hậu môn.
=> Biến đổi các hợp chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hoà tan, hấp thụ và cung cấp cho các tế bào của cơ thể đồng thời tích luỹ năng lượng sử dụng cho mọi hoạt động sống.
- Hệ Tuần hoàn: Tim, mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) và máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu),..
=> Vận chuyển Ôxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và hệ cơ quan khác trong cơ thể, các ản phẩm các sản phẩm của quá trình dị hoá trong chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết (urê, ax uric,..) và các sản phẩm tổng hợp trong đồng hoá ở TB đến nơi cần thiết (hormon, kháng thể); bảo vệ cơ thể; đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Hệ hô hấp: Đường dẫn khí (khoang mũi, khoang miệng, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phế quản thuỳ, tiểu phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang -nằm trong phổi), phổi.
=> Thực hiện sự trao đổi khí ngoài, cung cấp O2 duy trì sự sống và loại thải CO2.
- Hệ bài tiết: thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, da, tuyến mồ hôi, phổi...
=> Thải loại các sản phẩm độc hại, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Hệ thần kinh: Não (đại não, tiểu não, não trung gian), Tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
=> Chuyên trách truyền nhanh các tín hiệu từ TB này sang TB khác, cơ quan này sang cơ quan khác.
- Hệ nội tiết: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp/ cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
=> Chuyên giữa các thông tin hoá học (các hormon qua đường máu) [tiết các chất sinh hoá hormon theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể].
- Hệ sinh dục:
+ Nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tinh trùng, mào tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, bìu.
+ Nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, vòi trứng.
=> Đảm bảo tính liên tục của sự sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo sự truyền đạt những đặc tính di truyền nói chung và của từng cá thể nói riêng qua các thế hệ.
BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ
1. Bộ xương
Bộ xương thò gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành một bộ khung và các khoang, làm nhiệm vụ định hình, nâng đờ, bảo vệ và vận động của cơ thể.
2. Hệ cơ
Sự vận động của cơ thể là nhờ các cơ bám vào xương và các cơ co dãn giúp con vật di chuyến dễ dàng.
ở thỏ. cũng như ở mọi thú khác, xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành cùng với các cơ liên sườn tham gia vào quá trinh thõng khí ở phổi.
II- CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
1. Tiêu hoá
Hệ tiêu hoá của thỏ gồm các bộ phận giông như những động vật có xương sống ở cạn. nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm, cây cỏ và củ... thể hiện ở các răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, ràng hàm kiểu nghiền. Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.
2. Tuần hoàn và hô hấp
Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phôi được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn ở thỏ, cũng như mọi thú khác gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ờ thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt.
Hệ hô hấp gồm khí quàn, phế quản và phổi.
Phổi lớn gồm nhiều túi phối (phê nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
Sự thông khí ờ phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.
3. Bài tiết
Hệ bài tiết gồm đôi thận sau có cấu tạo tiến bộ nhất trong các động vật có xương sống.
III - THẨN KINH VÀ GIÁC QUAN
Ở thỏ các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển, che lấp các phần khác của não. Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp. Tiểu não phát triển liên quan tới các cử động phức tạp ờ thỏ