"Ðịa y" là dạng cộng sinh của hai loài: một Nấm mốc và một Tảo. Hình thức cộng sinh rất đặc biệt, có hình dạng riêng nên Ðịa y có tên giống và loài. Các hình dạng của Ðịa y: hình vảy (crustose), chặt và dán vào giá thể; hình lá với nhiều thùy (foliose) như lá cây; hay hình cành (fruticose ), như bụi cây.
Trong Ðịa y, thành phần Nấm thường là Nấm túi, đôi khi là Nấm đảm. Thành phần Tảo thường là Tảo lục, đôi khi là Vi khuẩn lam. Tế bào Tảo phân tán giữa các khuẩn ty Một số khuẩn ty dán chặt vào rong để hấp thu carbohydrat và những chất hữu cơ từ Tảo, còn Nấm thì cung cấp nước và khoáng cho Tảo. Ðịa y là một dạng thích nghi đặc biệt của vùng khô hạn cho phép chúng có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt.
Ðịa y hiện diện trên thân cây, đất và đá. Trên đá chúng là những sinh vật tiên phong, là những tộc đoàn đầu tiên chiếm cứ môi trường mới vì chúng có thể phá hủy đá dần dần do các acid mà chúng tiết ra, và sẽ tạo ra những hạt đất nhỏ. Những vật chất hữu cơ từ Ðịa y thối rửa làm tăng thành phần của đất được tạo ra. Các acid được tiết ra thay đổi theo loài và thường được dùng để định danh Ðịa y.
Ðịa y tăng trưởng với một tốc độ rất chậm: Ðịa y dạng vảy tăng trưởng từ 0, 1 mm đến 10 mm /1 năm, Ðịa y dạng lá tăng trưởng từ 2 đến 4 cm hàng năm. Ðịa y dễ bị tổn hại do chất ô nhiễm không khí và có thể được xem là sinh vật chỉ thị về chất lượng không khí. Thường phải đi xa vài dặm cách xa thành phố mới có thể tìm được Ðịa y.
Ðịa y chỉ sinh sản vô tính, mặc dù thành phần Nấm túi có thể sinh sản hữu tính bằng túi. Một mảnh của Ðịa y được tách ra cho ra Ðịa y mới. Thêm vào đó, một số loài tạo ra những thể sinh sản đặc biệt được gọi là mầm phấn (soredia), là một khối nhỏ gồm các tế bào Tảo được bao quanh bởi các khuẩn ty. Mầm phấn được phát tán bởi gió và nước mưa.
Ðể hiểu được bản chất của Ðịa y và giải thích nguồn gốc của chúng, các nhà thực vật học từ lâu đã thử tổng hợp Ðịa y từ tế bào Tảo và Nấm. Mặc dù cả hai thành phần được nuôi cấy riêng rẻ, sự tổ hợp lại thành Ðịa y thật là khó khăn. Trong những năm gần đây, sự cộng sinh được tạo ra, chúng có hình dạng phần nào giống với Ðịa y nhưng chưa phải là cấu trúc thật sự của Ðịa y. Do đó, câu hỏi được đặt ra là trong tự nhiên những Ðịa y mới từ Tảo và Nấm được hình thành như thế nào?
Ðịa y là thành phần quan trọng của các đài nguyên vùng cực bắc và là thức ăn cho caribou (một loại nai lớn ở Mỹ châu). Ðịa y rất quan trọng đối với dân Eskimo, dân Lapps, ở phía bắc của Thụy điển, Na uy và Phần lan, vì caribou là nguồn thực phẩm chính. Ngoài ra Ðịa y còn được dùng để sản xuất nước hoa và phẩm nhuộm.
*cấu tạo của nấm rơm:-nấm rơm gồm 2 phần:+sợi nấm cơ quan sinh sản
+mũ nấm cơ quan sinh sản
-dưới mũ nấm là những phiến mỏng
-mũ nấm nằm trên cuống nấm
-sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn
+có 2 tế bào
+không có chất diệp lục
-nấm : sinh sản bằng bào tử
*địa y: là 1 dạng đặc biệc được hình thành do sự cộng sinh giữa tảo và nấm
-các sợi nấm hút nước và muối khoáng để nuôi tảo
-tảo có chất diệp lục nên chế tạo được chất hữu cơ để nuôi 2 bên
-hình dạng :hình vảy
-cấu tạo trong: những tế bào ,những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với các sợi nấm không màu
Cấu tạo của nấm gồm:
- Cơ quan sinh dưỡng: sợi nấm và cuống nấm
- Cơ quan sinh sản: mũ nấm
Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn với tế bào tảo.
Nấm: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).
Địa y: Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).