Tình bạn trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến rất đẹp! Tình bạn ấy trong sáng mà hiếm ai có thể có được dù có cố gắng bao nhiêu. Dù không có gì tiếp đãi bạn nhưng hai người vẫn rất vui vẻ dù đến miếng trầu cũng chẳng có. Điều đó cho thấy đó là một tình bạn trong sáng, dân dã và họ đều tin tưởng vào tình bạn chân thành, ấm áp của mình. Đó là một tình bạn không quan trọng vật chất mà ta phải học tập.
TỰ LÀM NÊN K HAY NHÉ! THÔNG CẢM NHA! CHÚC BẠN HỌC TỐT!^^
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ với rất nhiều bài thơ hay và ông còn là một cây bút tài hoa. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Nhắc đến thơ của ông chúng ta không thể không nhắc đến Bài thơ: Bạn đến chơi nhà, nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc.
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn đã không quản đường xa sức yếu đến chơi nhà thì tác giả chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến việc phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Trẻ thì đi vắng hết,không còn ai ở nhà. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian.
Với cách tạo ra tình huống khó xử để kết thúc bằng một câu kết : " Bác đến chơi đây ta với ta '' Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bạn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao.