Hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

nguyễn thị thanh ngọc
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
nguyen thi vang
18 tháng 4 2017 lúc 14:46

* Đây chỉ là bài gợi ý thôi nha:

* Yêu cầu:

- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh:

+ Cau mo doan neu luan diem: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.

+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nếu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già ... các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào... đồng bào vùng tạm bị chiếm; nhân dân miền ngược ... miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận ...các công chức ở hậu phương; những phụ nữ ... bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân ... những đồng bào điền chủ...

Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện tấm lòng yêu nước của nhân con người này:​ Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc,... nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc,...nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, ... khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,... săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình,... thi đua tăng gia sản xuất,...không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến,... quyền đặt cho chính phủ...

Kiểu câu ''từ ...đến'' tạo ra lợi điệp kiểu câu, cùng với điệp từ ​những, cac và phép liệt kế rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp , giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn hoạt động, việc làm.

Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao đẹp đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.

- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nuov ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!vui

Bình luận (1)
Khánh Ly Đinh
8 tháng 5 2018 lúc 21:03

Tinh Thần Yêu Nước Của ND Ta

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.Truyền thống yêu nước đã được lịch sử chống ngoại xâm của ta chứng minh. Và, không chỉ lịch sử, mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta cũng là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Người viết: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc thương yêu bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. Như vậy, yêu nước không chỉ là cầm súng đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt quân thù, mà còn thể hiện ở những công việc cụ thể vô cùng phong phú đa dạng diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhằm mục đích giành thắng lợi trong kháng chiến. Người cho rằng, tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc – một phần của tinh thần yêu nước – là bất diệt. Do đó, tinh thần yêu nước, lòng yêu nước của đồng bào ta cũng là bất diệt. Theo Người, tinh thần yêu nước – tài sản quý báu mà chúng ta cần phải nâng niu, quý trọng – có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn giấu kín đáo, rất khó nhận ra. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho của quý kín đáo ấy được đem ra trưng bày để ai cũng thấy, bằng cách ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công cuộc kháng chiến.

Tham khảo nha!!!!!hiuhiu

Chúc bb học tốt

Bình luận (0)
Gia Linh Chu
18 tháng 4 2019 lúc 0:15

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Bình luận (0)
Gia Linh Chu
18 tháng 4 2019 lúc 0:15

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Bình luận (0)
Gia Linh Chu
18 tháng 4 2019 lúc 0:15

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Điện Tuấn
Xem chi tiết
Huyền My
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết