- Có đường chân ren, đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, vòng chân ren và vòng đỉnh ren.
Bạn tham khảo nhé!!
I – Biểu diễn bề mặt REN (chưa vào khớp REN)
Ren là đường xoắn ốc có tiết diện định hình là tam giác, hình thang… bao mặt ngoài, hoặc mặt trong của lỗ tròn xoay. Việc biểu diễn chúng theo các hình chiếu là khá phức tạp, không chính xác, ,công việc, thời gian vẽ mất nhiều thời gian. Do yêu cầu sử dụng, lắp lẫn cao, nên ren được tiêu chuẩn trên nhiều phương diện, trong đó biểu diễn ren được vẽ theo quy ước thống nhất hầu hết các quốc gia.
Quá trình hoàn chỉnh việc vẽ rén ốc cũng có lịch sử riêng từ phức tạp đến đơn giản (H.1.20).
Hình 1.20
Hình dạng bên ngoài của mặt ren tương đối phức tạp TCVN 12-85 quy định biểu diễn ren theo quy ước (H.1.21):
Hình 1.21a: Trục ren, đường bao đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm (cơ bản), đường đáy ren được vẽ bằng nét liền mảnh theo suốt chiều dài có ren bao quanh mặt trụ (giới hạn ren) và cách đường bao đỉnh ren một khoảng xấp xỉ bằng một bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục mặt trụ có ren, thì đường tròn đáy ren được thể hiện 3/4 vòng tròn nét liền mảnh. Hình 1.21b: Lỗ ren (ren trong), cách vẽ tương tự như với mặt trụ có ren ngoài, nhưng với đường kính ren D vẽ bằng nét liền mảnh, đường đáy ren được thể hiện bằng nét cơ bản.Khi cần phải biểu diễn hình cắt, mặt cắt của trụ ren (H.1.22), cách vẽ như sau:
Đoạn giới hạn chiều dài ren (L) được vẽ bằng nét liền đậm (nét cơ bản) trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục ren, và nết khuất trên hình cắt (riêng phần). Lỗ ren được biểu diễn hoàn toàn bằng nét khuất (kể cả đoạn giới hạn ren) trên hình chiếu. Nhưng trên hình cắt riêng phần, đoạn ren giới hạn này, được thể hiện bằng nét liền đậm.
Hình 1.22
Khi cần phải biểu diễn hình cắt, mặt cắt của trụ ren (H.1.22), cách vẽ như sau:
Đoạn giới hạn chiều dài ren (L) được vẽ bằng nét liền đậm (nét cơ bản) trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục ren, và nết khuất trên hình cắt (riêng phần). Lỗ ren được biểu diễn hoàn toàn bằng nét khuất (kể cả đoạn giới hạn ren) trên hình chiếu. Nhưng trên hình cắt riêng phần, đoạn ren giới hạn này, được thể hiện bằng nét liền đậm.Mặt cắt thu được trên mặt phẳng vuông góc với trục ren: Với ren ngoài, vòng tròn đáy ren, được vẽ 3/4 vòng tròn bằng nét liền mảnh. Với lỗ ren, vòng đỉnh ren cung được vẽ bằng vòng tròn 3/4, nét liền mảnh.
Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn (đoạn ren có prôíln không đầy đủ) nằm chuyển tiếp giữa phần cắt ren có Prôfin đầy đủ và phần cắt ren, được vẽ bằng nét liền mảnh (H.1.23a,b). Trường hợp biểu diễn đoạn lùi dao (mặt trụ không ren đi liền sau đoạn có ren – còn được gọi là chiều sâu lỗ khoan mồi, nếu là lỗ ren) vẽ bằng nét cơ bản. Nếu lỗ ren không có rãnh lùi dao, hoặc lỗ ren được làm từ vật liệu phi kim loại cách vẽ xem các hình 1.24.
Hình 1.23
Hình 1.24
Trên hình 1.25, là các ví dụ điển hình và tiêu chuẩn về biểu diễn các mặt trụ và lỗ có ren.
Hình 1.25: a) Hình biểu diễn trụ có ren ngoàiỉ b) Hình biểu diễn lỗ có ren trong c) Hình cắt riêng phần lô ren, mặt cắt lỗ renỉ d) Hình biểu diễn trục côn có ren,ế e) Hình biểu diễn lỗ côn cố ren; f) Hình biểu diễn lỗ ren khuất
Trên các bản vẽ kỹ thuật cơ khí, việc biểu diễn REN là thường xuyên gặp, chúng tôi xin giới thiệu những loại hình biểu diễn mà tần suất xuất hiện rất cao trên các bản vẽ thiết kế (H.1.26).
Chú ý: Trường hợp với ren phi tiêu chuẩn (ren đỡ, ren vuông…), để diễn đạt rõ kích thước của ren, người ta thường sử dụng hình cắt riêng phần hoặc hình tríchế
2- Biểu diễn bề mặt KHỚP REN
Mối ghép REN (khớp ren), thường biểu diễn mặt cắt dọc trụ ren (H.1.27), trên hình cắt phần ăn khớp ưu tiên vẽ ren ngoài (xem ren ngoài che khuất ren trong). Mối ghép ren côn (khớp ren côn hệ Anh), trên hình biểu diễn trình bày giới hạn của mặt chuẩn, chiều dài đoạn khớp ren, và cho phép vẽ tăng độ côn (H.1.28).
Hình 1.27
Hình 1.28