- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.
*
Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng.
- Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
- Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.
Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.
– Cảnh quan phan hóa đa dạng với nhiều loại:
– Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi bia) nơi có khí hậu ôn đới.
– Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á .
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
– Nguyên nhân: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…
Thuận lợi:
nhiều tài nguyên năng lượng vô tận (gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt…). Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm MT.
Khó khăn:
Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thường xảy ra bão lụt với số lượng ngày càng tăng, thiệt hại ngày càng lớn. Nếu nước biển dâng do BĐKH thì một diện tích lớn vùng ven biển châu Á sẽ bị ngập chìm, đây lại là những vùng tập trung đông dân, có nhiều thành phố lớn, kinh tế phát triển. Vì vậy, hậu quả sẽ rất nặng nề).