Ôn tập học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Nguyễn Ngư Hoài

Trả lời câu hỏi

I.

1.Nêu cách phát tán của quả và hạt ?

2.Những loại quả và hạt phát án nhờ gió ?

3.Nêu các bộ phận của hạt?

4.Vai trò của tảo?

5. Môi trường sống của rêu ?

6.Đặc điểm chung của rêu ?

7.Túi bào tử của rêu ?

8.Vai trò của rêu ?

9.Môi trường của cây dương xỉ?

10.Nhận biết một cây thuộc nhóm dương xỉ?

II.

1.Đặc điểm của các loại quả ?Lấy ví dụ .

2.Đặc điểm của những cây sống trong môi trường đặc biệt ?

3.Trình bày cấu tạo và sự phát triển của cây sương xỉ

Phúc Trần
5 tháng 3 2018 lúc 19:16

I. 1/ Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v.v...
Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v..
Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v..
Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.

2/ VD: quả chò, bồ công anh, v.v...

3/ Các bộ phận của hạt: vỏ hạt và phôi

4/ Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...

Nguyễn Ngô Minh Trí
5 tháng 3 2018 lúc 19:27

I/

1/Phát tán nhờ gió : Quả và hạt có túm lông,nhẹ. VD như quả chò, bồ công anh...

Phát tán nhờ động vật : Quả và hạt có gai móc, là thức ăn của động vật như quả ổi, quả ớt....

Tự phát tán : Giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD như quả nổ, quả chi chi...

Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.

2/VD: quả chò, bồ công anh,quả cơi,...

3/ Các bộ phận của hạt là phôi và vỏ hạt

4/

Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...

Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.

5/Môi trường sống của rêu là những chổ ẩm ướt

6/Đặc điểm chung của rêu:

- Có màu xanh lục

- Cơ thể nhỏ bé (Có loài cao chưa đến 1 cm)

- Đã sống trên cạn nhưng vẫn phải sống ở môi trường ẩm ướt

- Có chất diệp lục

- Có cấu tạo hết sức đơn giản

7/Rêu sinh sản bằng bao tử. Bao tử rơi xuống đất -> gặp đất ẩm -> nảy mầm thành cây rêu non

8/

Vai trò của rêu : - Hình thành chất mùn để làm than đá. - Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.

9 / Môi trường sống của dương xỉ là đất ẩm ướt, dưới bóng râm

10/ Cây dương xỉ Nhật Bản

Nguyễn Ngô Minh Trí
5 tháng 3 2018 lúc 19:34

II/1/Quả khô: Khi chín vỏ: khô, cứng, mỏng.
Có thể chia quả khô thành 2 loại:
- Quả khô nẻ: Khi chín, vỏ quả tự tách ra được. Ví dụ: Quả bông, quả đậu Hà lan, quả điệp, quả nổ…
-Quả khô không nẻ: Khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. Ví dụ: Quả me, quả thìa là, quả chò, quả lạc…

Quả thịt: Khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
Có thể chia quả thịt thành 2 loại:
-Quả mọng: Quả khi chín gồm toàn thịt quả.
Ví dụ:Quả đu đủ, cà chua, chuối,….
- Quả hạch: Quả có hạch cứng bọc lấy hạt.
Ví dụ: Quả xoài, cóc, mơ, táo,…

2/

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

3/ Dương xỉ trưởng thành ->Túi bào tử ->Bào tử rơi ra ngoài ->Nguyên tản ->Dương xỉ non ->Dương xỉ trưởng thành

Cấu tạo cây dương xỉ

-Cây dương xỉ thuộc nhóm Quyết

- Thân rễ

- Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.

- Có mạch dẫn


Các câu hỏi tương tự
Minh Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Châu Anh Nguyễn Hà
Xem chi tiết
Quan701
Xem chi tiết
Thành chương Pham
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Anh
Xem chi tiết
ARMY 2k7
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Dương Tiến Thành
Xem chi tiết