Dàn ý:
1. Giải thích ý kiến
– Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lincôn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
– Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống
– Trong khi thi
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
– Trong cuộc sống
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một nguời thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
– Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên qụyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Bài làm
Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta. Vì thế, có nhiều lời răn bảo mà suốt đời người ta cần ghi vào hành trang sống của mình. Có một phẩm chất không thể thiếu được trong gói hành trang ấy là sự trung thực. Cũng từ ý nghĩ cao đẹp ấy, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tểng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Học không chỉ để thành tài, mà trên hết là để làm người có nhân cách đẹp. Trong thi cử, người ta rất đề cao tính trung thực. Vậy trung thực là gì? Đó là sự trung chính tức là hết mực ngay thẳng, thành thực, không giả dối. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đứng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy cửa người khác làm của mình. Trong học tập, thỉ cử, những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…
“Chấp nhận thi rớt, còn vinh dự hơn là gian lận khi thi” Vâng, "chấp nhận thi rớt” chứ nhất định không "gian lận khi thi", trước tiên đã biểu hiện một tính cách trung thực và có lòng dũng cảm nhận mình chưa đủ tài. Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Ta chưa đử tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Cha ông chúng ta thường dạy “Có chí thì nên” “có công mài săt, có ngày nên kim* Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng cho những thành công mai sau. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Đó chắc chắn là người ghét sự giả dối. Một học sinh như thế, chắc chắn ở gia đình là một đứa con ngoan; ở trường là học trò tốt; ở xã hội mai sau sẽ là một công dân lương thiện. Từ ngàn xưa đến nay, người ta vẫn yêu- quý, kính trọng những ai sống trung thực. Một học sinh thi rớt, rò ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. Ngạn ngữ có câu "Có thực mớí vực được đạo” có thực tài mới có thể “an bang tế thế” giúp mình, đạt thành quả tốt và giúp xã hội phồn vinh, yên bình. Người ta có thể lợi dụng một số sơ hở trong quản lí để mua một vài tấm bằng. Vậy, anh có tấm bằng cử nhân ngoại ngữ giả ấy nhung chưa từng học hành gì về ngoại ngữ, thử hòi anh sẽ làm được gì? Có đấy, anh sẽ làm băng hoại cá nhân anh và chỉ là kẻ làm loạn xã hội. Kẻ không thực tài lại thêm giả dối thì có vinh dự gì sống giữa đời, trong khi mọi người ngày đêm miệt mài lao động, học tập để mang lại những giá trị đích thực cho đời sống.
Trong cuộc sống: một người công nhân trên công trường; một bác nông phu trên cánh đồng; chị công nhân làm vệ sinh đường phố,… ngày ngày họ làm những công việc nhọc nhằn, địa vị xã hội không cao nhưng chén cơm tuy cơ hàn của họ lại vinh dự biệt bao bởi vì họ đánh đổi chén cơm ấy bằng sự trung thực, bằng những giọt mồ hôi và những trăn trở thật lòng của những công dân có phẩm hạnh. Trong kinh doanh, đạo đức kinh doanh chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng, trung thực khi giới thiệu thành phần tạo nên sản phẩm; giá thành; thời hạn sử dụng và những hướng dẫn khác nhằm bảo vệ doanh thu của mình và sức khoẻ cộng đồng. Vedan và một số công ti khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi lén lút xả chất thải độc hại ra làm cho môỉ trường sống bị đe doạ và người dân bị đe doạ về chất lượng sống. Có người hỏi rằng, công ti Vedan có vinh dự gì khi chà đạp lên đời sống người dân lương thiện? Để lấy lại danh dự và đạo đức kinh doanh tạo niềm tin và sự yêu mến trong lòng công dân Việt Nam, công ti Vedan còn lâu mới có dược?! Ngày nay, vẫn tồn tại một số hiện tượng đi ngược lại với đức trung thực mà cả xã hội cần lên tiếng phê phán và loại trừ: đó là những nhà thầu xây dựng cống trình kém phẩm chất vì “rút ruột” do tham ô những cuộc tuyển chọn công chức gây nhiều tranh cãi vì cách tuyển chọn gây nghi vấn. Người ta sẽ nghĩ ngay là cố vấn đề thiếu trung thực, Chắc chắn những người yêu nước, sẽ trăn trở cho vận nước có nguy cơ yếu đi. Và điều chúng ta cần làm ngay là hãy trau dồi nhân cách và khai chỉến với những bỉểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực trong lối sống! Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trụng thực và từng bước đẩy lùi những tỉêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Tính trung thực giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng nâng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Mỗi công dân cùng góp cho xã hội lòng trung thực của mình, có thể coi biểu hiện đó là tình yêu nước vậy!
1. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề: Bàn về vai trò của lòng trung thực, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn trong lá thư gửi thầy hiệu trưởng cho con trai mình đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
2. Thân bài
– Câu nói của Tổng thống Lin-côn đã khẳng định về tầm quan trọng của việc trung thực, chấp nhận thi rớt một cách thành thực với năng lực bản thân sẽ vinh dự hơn rất nhiều so với việc thi đỗ, đạt kết quả cao nhưng nhờ sự gian dối.
– Về thực chất, câu nói đã bàn đến đức tính trung thực ở con người, đây cũng là đức tính đáng quý mà tổng thống A. Lin-côn mong muốn nhà trường sẽ định hướng rèn luyện cho con trai mình.
– Giải thích câu nói:
+ “Trung thực khi làm bài thi” là làm bài bằng chính thực lực, tri thức mà mình đang có và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chính thực chất của bản thân.
+ Gian lận lại là hành vi gian dối dùng những hành động thiếu minh bạch để đạt được kết quả cao trong khi năng lực bản thân không hề có.
–> Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả.
– Vai trò của trung thực:
+ Trung thực là đức tính tốt, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị con người.
+ Khi con người trung thực, mọi năng lực, cố gắng của bản thân sẽ được đánh giá một cách chính xác, khách quan, hơn nữa nhờ đức tính trung thực, con người có thể tạo niềm tin, tạo sự vững chắc cho những mối quan hệ xã hội.
+ Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý làm cho cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn.
– Không trung thực là làm những việc giả dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ làm giảm đi giá trị đích thực của con người, đánh mất niềm tin ở người đối diện mà còn có thể làm cho con người trở nên đê tiện.
– Qua câu nói của A.Lin-côn, ta thấy được vai trò quan trọng của trung thực, đó là phẩm chất tốt đẹp làm nên nhân cách của con người.
– Bài học: Là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chúng ta cần không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất trung thực.
3. Kết bài
Để hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tiến bộ của xã hội, con người cần đề cao đức tính trung thực, có ý thức đấu tranh với những hành động, lời nói thiếu trung thực.