Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngoc an

Tóm tắt trận đánh Chi Lăng- Xương Giang

Sen Phùng
9 tháng 2 2017 lúc 10:37

Cô không khuyến khích những câu hỏi đơn thuần là diễn biến - tái hiện kiến thức. Khi em hỏi câu này chỉ tạo điều kiện cho các bạn trổ tài khả năng đánh máy và tìm kiếm thông tin thôi.

Tuy nhiên với những câu hỏi về diễn biến mà rút ra được bài học nào đó thì tốt hơn rất nhiều em nhé.

Chúc các em học tốt!

Trần Nguyễn Hoài Thư
4 tháng 1 2017 lúc 17:57

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 19 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | Học trực tuyến

kéo xuống phía dưới đến chỗ câu 26 (ở gần cuối)

Lê Hiếu
5 tháng 1 2017 lúc 11:00
Tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427: Cuối năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược bước sang năm thứ 10 và đã đứng trước cửa ngõ thắng lợi hoàn toàn. Tuyệt đại bộ phận đất nước được giải phóng, địch chỉ còn co về chiếm giữ thành Đông Quan (Hà Nội) và một số thành luỹ khác. Trước nguy cơ hoàn toàn thất bại và để cứu đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Quan, giặc Minh đã quyết định phái sang nước ta một đạo viện binh lớn do Liễu Thăng chỉ huy. Đạo

۞Mega Destroy۞
12 tháng 1 2017 lúc 11:12

sao ko tra Google Đại Ca

Đăng chu quang
14 tháng 1 2017 lúc 21:32

419px-trn_chi_lng_-_xng_giang_500

Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang 10- 1427 :

-Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

-Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

-Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

-Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

Chúc bạn học tốt!!!hahahahahaha

trần châu
15 tháng 1 2017 lúc 19:31

Sau thất bại trong trận Tốt Động - Chúc Động (5 - 7.11.1426), Vương Thông (Wang Tong) vờ xin giảng hoà để chờ viện binh chính quốc. Tháng 10.1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan; đạo quân Mộc Thạnh (Mu Sheng) (khoảng 50 nghìn) từ Vân Nam (Yunnan) định qua Lào Cai tiến về Đông Quan. Ngày 8.10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng. Không gặp sức chống cự đáng kể, Liễu Thăng sinh chủ quan, tự mình chỉ huy đội kị binh mở đường. Ngày 10.10, đội quân này lọt vào trận địa mai phục và bị nghĩa quân kết hợp dân binh địa phương của Lý Huề diệt gọn (gần 10 nghìn). Liễu Thăng bị chém đầu tại núi Mã Yên . Phó tướng Lương Minh (Liang Ming) thay Liễu Thăng, chỉ huy đại quân. Ngày 15.10, quân Minh bị chặn đánh quyết liệt ở Cần Trạm (Kép, tỉnh Bắc Giang); Lương Minh bị giết cùng hàng vạn quân. Đô đốc Thôi Tụ (Cui Xiu) và thượng thư Lý Khánh (Li Qing) thay Lương Minh chỉ huy đội quân còn lại tiến về thành Xương Giang đã bị nghĩa quân đánh chiếm trước đó . Bị đánh suốt dọc đường tiến quân và thất vọng về thành Xương Giang thất thủ, Lý Khánh tự tử (18.10). Ngày 3.11, nghĩa quân tiến hành tổng công kích từ bốn mặt vào tàn quân của Liễu Thăng trú quân giữa cánh đồng Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Được tin đạo quân Liễu Thăng bị tiêu diệt, đạo quân Mộc Thạnh đang tiến quân vội vàng rút lui. Nghĩa quân lập tức chuyển sang truy kích, diệt trên 2 vạn, bắt sống hàng nghìn quân. Ngày 16.12, tại một địa điểm nam thành Đông Quan, Lê Lợi và Vương Thông lập hội thề, chấp nhận cho Vương Thông rút quân về nước . Ngày 23.12.1427, bắt đầu rút quân và đến 3.1.1428, tên lính xâm lược cuối cùng rời khỏi Đại Việt. Đây là theo tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi là lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.

Image

trần châu
15 tháng 1 2017 lúc 19:37

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.


Phan Thùy Linh
21 tháng 1 2017 lúc 14:48

- Cuối năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược bước sang năm thứ 10 và đã đứng trước cửa ngõ thắng lợi hoàn toàn. Tuyệt đại bộ phận đất nước được giải phóng, địch chỉ còn co về chiếm giữ thành Đông Quan (Hà Nội) và một số thành luỹ khác. Trước nguy cơ hoàn toàn thất bại và để cứu đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Quan, giặc Minh đã quyết định phái sang nước ta một đạo viện binh lớn do Liễu Thăng chỉ huy. Đạo quân này được tổ chức thành hai cánh tiến quân: cánh thứ nhất gồm 100.000 tên, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Liễu Thăng, tiến theo ngả Quảng Tây vào Lạng Sơn, Xương Giang. Cánh thứ hai gồm 50.000 tên do Mộc Thạch chỉ huy, tiến theo ngả Vân Nam vào Lào Cai, Việt Trì. Hai cánh này sẽ hợp vây tiêu diệt khối chủ lực chủ yếu của quân Lam Sơn đứng chân ở Đông Bắc Đông Quan, giải tỏa Đông Quan tạo bàn đạp tiến về phía Nam.

- Chủ trương của ta là tập trung chủ lực tiêu diệt cánh quân Liễu Thăng trước, kiềm chế, ngăn chặn cánh quân Mộc Thạch bằng lực lượng thứ yếu để tạo điều kiện tiêu diệt ở bước tiếp theo. Đồng thời, ta dùng một lực lượng tiếp tục vây hãm Vương Thông, không cho chúng hợp quân với các cánh viện binh.

-Trong bước chuẩn bị, ngày 28-9-1427, ta hạ thành Xương Giang, xoá sổ dinh luỹ cuối cùng của địch ở phía Bắc Đông Quan, làm chủ hoàn toàn chiến trường dự kiến tác chiến trên hướng chủ yếu.

- Ngày 8-10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào nước ta. Ngày 10-10, đội tiền quân do chính Liễu Thăng dẫn đầu chủ quan khinh địch, rơi vào trận địa phục kích của Lê Sát ở cửa ải Chi Lăng. Toàn bộ 10.000 tên của đội quân này cùng với chủ tướng Liễu Thăng bị diệt dưới chân Mã Yên - Chi Lăng.

-Ngày 15-10, tướng Lương Minh vừa lên thay Liễu Thăng cùng hàng vạn quân nữa bị đạo quân Lê Lý tập kích tiêu diệt ở Cần Trạm. Ngày 18-10, thêm 10.000 tên địch nữa bỏ mạng trong trận phục binh của ta ở Phố Cát. Lực lượng còn lại, dưới sự chỉ huy của Thôi Tụ - Hoàng Phúc tiến đến gần thành Xương Giang mới biết thành đã bị thất thủ. Địch buộc phải hạ trại trú quân trên cánh đồng Xương Giang, nơi ta đã bố trí sẵn một lực lượng vây hãm từ các hướng.

- Ngày 3/11, ta tổng công kích vào cụm quân địch phòng ngự dă ngoại ở khu vực này. Sau một ngày chiến đấu, ta đă giành được thắng lợi giòn giã: diệt và bắt hơn 60.000 địch, bao gồm toàn bộ tướng chỉ huy của chúng. Đạo quân viện binh chủ yếu của nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn.

- Trong khi đó ở phía Tây, nhận được tin thất bại của đạo quân Liễu Thăng, Mộc Thạch vội vàng cho quân rút chạy. Quân ta dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Xào, Trịnh Khả đă truy kích tiêu diệt hàng vạn tên, làm tan rã hoàn toàn cánh quân này.

Đạo quân viện bị tiêu diệt, Vương Thông bị vây ở thành Đông Quan phải đầu hàng và buộc nhà Minh phải chấp nhận rút các lực lượng còn lại về nước, thừa nhận nền độc lập của nước ta.

Lê Quỳnh Trang
7 tháng 2 2017 lúc 21:09

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.


Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.




Các câu hỏi tương tự
♪SnowMan♪🍀
Xem chi tiết
Bùi Mai Phương
Xem chi tiết
Mạnh Huỳnh
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Flown Sun
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
 bùi caroon
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết