Dưới lớp vỏ của tôm có rải đều các tế bào sắc tố màu sắc cực kỳ phong phú, những tế bào này tuỳ theo độ mạnh yếu của ánh nắng mặt trời chiến lên mà biến đổi thành những màu sắc khác nhau, ánh mặt trời mạnh thì màu sắc tươi sáng, ánh mặt trời yếu thì màu sắc sẫm, tối. Tuy trên mình tôm có nhiều tế bào sắc tố nhưng trong đó sắc tố đỏ là nhiều nhất. Khi bị hấp hoặc luộc ở nhiệt độ cao, những sắc tố của tôm sẽ bị phân huỷ, chỉ có sắc tố đỏ có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị phân huỷ. Vì thế tôm bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác. Bộ phận vỏ cứng nhất cũng có nhiều sắc tố đỏ hơn, khi chín màu cũng là màu đỏ, những chỗ phân bố ít sắc tố đỏ màu cũng nhạt hơn.
Đó là do sự thay đổi cấu trúc của một loại protein trên lớp vỏ, có tên gọi beta-crustacyanin. Một phần của phân tử này có thể thay hình đổi dạng, kéo theo sự biến dạng của một phân tử khác gắn kèm với nó là astaxanthin.
Khi tôm được nấu chín, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.
cấu tạo của tôm:
Phần đầu-ngực có:
mắt kép
hai đôi râu
các chân hàm
các chân ngực(càng, chân bò)
Phần bụng:
các chân bụng(chân bơi)
tấm lái
vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin
trong tôm có cơ quan tiêu hóa và cơ quan thần kinh
Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.
Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Phần dưới của chân thì màu hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy dù đun nấu thế nào thì cũng không thể có màu đỏ được.
Ngoài cua ra, còn có tôm cũng biến thành màu đỏ sau khi nấu chín.
Dưới lớp vỏ của tôm có rải đều các tế bào sắc tố màu sắc cực kỳ phong phú, những tế bào này tuỳ theo độ mạnh yếu của ánh nắng mặt trời chiến lên mà biến đổi thành những màu sắc khác nhau, ánh mặt trời mạnh thì màu sắc tươi sáng, ánh mặt trời yếu thì màu sắc sẫm, tối. Tuy trên mình tôm có nhiều tế bào sắc tố nhưng trong đó sắc tố đỏ là nhiều nhất. Khi bị hấp hoặc luộc ở nhiệt độ cao, những sắc tố của tôm sẽ bị phân huỷ, chỉ có sắc tố đỏ có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị phân huỷ. Vì thế tôm bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác. Bộ phận vỏ cứng nhất cũng có nhiều sắc tố đỏ hơn, khi chín màu cũng là màu đỏ, những chỗ phân bố ít sắc tố đỏ màu cũng nhạt hơn.
Đó là do sự thay đổi cấu trúc của một loại protein trên lớp vỏ, có tên gọi beta-crustacyanin. Một phần của phân tử này có thể thay hình đổi dạng, kéo theo sự biến dạng của một phân tử khác gắn kèm với nó là astaxanthin.