Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Học Tập - Giáo dục » Văn, tiếng Việt » Văn lớp 8
Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề là nội dung chính trong phần soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1 chúng tôi hướng dẫn các em học sinh hôm nay nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho phần chuẩn bị bài ở nhà, các em có thể theo dõi để biết cách làm bài tốt hơn.Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 1
2. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 2
2. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngắn 3
SOẠN BÀI TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN, NGẮN 1
I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Câu 1. Những kỉ niệm sâu sắc mà tác giả nhớ: - Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc - Kỉ niệm trên con đường từ nhà đến trường, khi nhìn thấy ngôi trường mới, khi rời bàn tay mẹ để bước vào lớn và đón chào tiết học đầu tiên 🡪 Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng khó quên của tác giả về ngày tựu trường với biết bao cảm xúc đan xen, hòa quyện, với những hồi hộp, bất ngờ và cả sự lo lắng.Câu 2.
“Tôi đi học” 🡺 chủ đề của văn bản
Nội dung chủ đề: Truyện ngắn tái hiện lại những kỉ niệm đầu tiên của buổi tựu trường thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”
Câu 3. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn đề cập đến chính là chủ đề của văn bản.
II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Câu 1. - Nhan đề tác phẩm: “Tôi đi học” - Hệ thống các từ ngữ: Buổi tựu trường, sân trường, lớp học, thầy giáo, hai quyển vở mới, ông đốc, bàn, ghế, phấn, bảng đen,… - Hệ thống các câu: + Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. + Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đã đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. + Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười đón chúng tôi trước cửa lớp + Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc.Câu 2.
a. Những từ ngữ: Náo nức, mơn man, rộn rã, tưng bừng,…đã chứng tỏ tâm trạng in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
b.
- Trên đường đi: Thấy cảnh vật chung quanh dường như có sự thay đổi
- Nhìn sân trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn so với trường làng
- Khi xếp hàng vào lớp: Tim ngừng đập, òa khóc, ríu cả chân lại
- Khi ngồi trong lớp: Nhìn vật gì cũng thấy hay và lạ, lạm nhận bàn ghế là của riêng mình.
Câu 3.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản chính là nói tới chủ đề mà văn bản đã xác định, không lạc đề, xa đề
- Để đảm bảo tính thống nhất của một văn bản cần xác định đúng chủ đề giữa các mục, các phần và giữa các từ ngữ then chốt trong văn bản.
chúc bạn hok tốt ><