Tình hình
1/Chăn nuôi lợn và gia cầm
-Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.
-Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL
2/ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
-Đàn trâu: 2,9 triệu con nuôi nhiều ở TD-MN phía Bắc, BTB
-Đàn bò: 5,5 triệu con BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN…
-Dê, cừu: 1,3 triệu con.
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã phải gặp nhiều khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh... Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm...
Khủng hoảng của ngành chăn nuôi
Có thể thấy, cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi Việt nam đã và đang xảy ra trên cả nước được xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh tranh từ thịt nhập khẩu và sự quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng) đã tồn tại trong ngành chăn nuôi trong một quá trình khá lâu dài mà ít người quan tâm đến. Vì thế, ngành chăn nuôi CẦN phải có một cuộc khủng hoảng như thế này hoặc hơn nữa để rồi tự nó đào thải, cạnh tranh và sẽ đưa đến sự phát triển bền vững lâu dài.
Để giảm giá thành sản xuất, một số nhà chăn nuôi dùng chất cấm để tạo nạc và dùng kháng sinh để ngừa bệnh và tăng trọng trong giai đoạn cuối (xuất chuồng). Tình trạng dư thừa kháng sinh trong thực phẩm là một điều đáng quan ngại tại Việt Nam. Sử dụng kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng vô tội vạ càng ngày càng tăng khó khăn cho những nhà chăn nuôi làm ăn chân chính. Người tiêu dùng sẽ e ngại khi sử dụng các sản phẩm từ thịt và thiệt hại cuối cùng thuộc về người chăn nuôi. Chúng ta không thể phát triển ngành chăn nuôi lâu dài và bền vững được nếu không thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh. Về lâu về dài, chỉ có những nhà chăn nuôi có lương tâm, không dùng chất cấm và kháng sinh trong quá trình chăn nuôi mới tồn tại và phát triển bền vững. Điều này đã được chứng minh tại châu Âu và nhiều nước trên thế giới, sau khi kháng sinh bị cấm/hạn chế dùng trong chăn nuôi, giá thịt được bình ổn và ngành chăn nuôi phát triển tốt. Đan Mạch đã cấm dùng kháng sinh để kích thích tăng trọng cho heo và gia cầm từ 1989 và đến ngày nay khi mua thuốc kháng sinh người chăn nuôi phải có toa thuốc của bác sĩ thú y thì nhà thuốc tây mới được bán. Nếu chúng ta không có cách quản lý chất cấm và sử dụng kháng sinh ngay từ bây giờ thì người tiêu dùng sẽ không đồng hành với người chăn nuôi và thịt sản xuất tại Việt Nam sẽ không bao giờ có cửa xuất khẩu!
Cơ quan chức năng cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động có hiệu quả và nên được cấp phát thêm ngân sách nhà nước để làm tròn nhiệm vụ quản lý. Đối với cơ quan quản lý chức năng, nếu tìm thấy hệ thống quản lý có lỗi trong quá trình thực hiện thì sửa lỗi ngay trong hệ thống quản lý đó, nếu vì lý do nào đó lỗi không thể sửa được thì thay cả hệ thống quản lý mới. Cuối cùng, nếu thay hệ thống mới mà vẫn không quản lý tốt thì sẽ thay con người! Những hành vi vi phạm trong chế biến và phân phối thực phẩm cho con người và động vật sẽ bị kết án cả về hành chính và lẫn hình sự, nghĩa là khi tòa phán có tội thì người phạm tội vừa đóng tiền phạt và phải đi tù.
Điều kiện tiên quyết cho thành công và thử thách
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý/vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người nuôi. Những yếu tố này không thể tách rời và không phải tự nhiên mà có mà là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên.
Ngành chăn nuôi ở VN thường xuyên có dịch bệnh vì tình trạng vệ sinh chuồng trại cũng như chất lượng con giống quá yếu kém. Sức đề kháng của vật nuôi yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng vượt bệnh và lây lan nhanh chóng từ khu vực này qua khu vực khác. Ví dụ bệnh lở mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy cấp tính của heo con (PED) và bệnh tai xanh (PRRS)... là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua và năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn cho người chăn nuôi. Đó là lý do tại sao có rất nhiều công ty nước ngoài vào bán thuốc thú y tại Việt nam!
Dù là ngành kinh tế quan trọng nhưng ở Việt Nam lại chưa có một trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi heo. Chất lượng heo giống ở Việt Nam kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi ở Canada, một ***** nái thương phẩm đẻ ra được khoảng 26-27 heo con/năm trong khi đó tại VN một ***** nái chỉ đẻ được khoảng 16-18 heo con/năm. Heo giống có thể trạng tốt sẽ giảm được chi phí thức ăn, thuốc thú y và các chi phí khác.
Công tác phát triển giống heo của Việt Nam hiện nay được thả nổi cho các chủ trang trại lớn và các công ty nước ngoài. Những đơn vị này định đoạt và khống chế thị trường với mục đích chính là trục lợi thay vì hướng tới tạo ra những ***** giống có thể trạng tốt. Bằng chứng là nhiều trại heo của họ cũng bị bệnh triền miên và hiệu quả kinh tế kém. Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất hiện một loại mô hình cơ cấu kinh tế thương mại, trong tiếng Anh gọi là Obligopoly tạm dịch là: nhóm công ty độc quyền. Đặc tính của nhóm này là trong ngành chỉ có một vài công ty lớn thống trị thị trường từ khâu chế biến sản xuất và phân phối. Ví dụ như ở Mỹ, có Coca Cola và Pepsi thống lĩnh về ngành nước ngọt. Những đặc tính khác của nhóm công ty độc quyền này có vốn đầu tư rất lớn, có thương hiệu từ lâu có nhà máy hiện đại. Chính vì những đặc thù này là bức tường ngăn cản cho những công ty khác muốn vào kinh doanh. Trong ngành chăn nuôi của nước ta hầu như các công ty chế biến thức ăn cho gia súc đều do một số công ty nước ngoài thống trị từ nguyên liệu đầu vào và giá sản phẩm đầu ra. Vì thế, những công ty trong nước rất khó cạnh tranh với nhóm công ty độc quyền. Thông thường nhóm công ty độc quyền này họ làm ăn tốt, bình ổn giá theo cơ cấu cung-cầu thị trường nếu chính họ là đối thủ cạnh tranh với nhau nhưng sẽ rất đáng lo ngại trong trường hợp họ bắt tay với nhau để trục lợi. Ở Việt Nam, luật chống cạnh tranh mới ra đời, luật chống thông đồng/cấu kết trong thương mại (collusion law) chưa có và chưa có biện pháp cụ thể để chống chuyển giá (transfer pricing) đối với những công ty lớn, liên quốc gia đang hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đây là vấn đề mà cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp thích nghi để ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra không lường được sau này cho ngành chăn nuôi.
Dinh dưỡng là thành phần rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến trên thế giới hiện nay dùng những chất phụ gia trộn vào thức ăn giúp con vật nuôi mau lớn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn rất tốt, cải thiện phẩm chất thịt, môi trường, tăng sức đề kháng cao và giảm được rũi ro bệnh tật.
Môi trường là một vấn đề rất quan trọng trong chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân sống chung quanh. Tại Canada, số lượng heo được nuôi trong một trang trại lệ thuộc vào tổng diện tích của trại là có bao nhiêu và không khuyến khích phát triển những trang trại lớn vì rất khó về xử lý môi trường.
Xuất khẩu: hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi VN
Trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có nhiều ý kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ có phát triển tốt hơn và bền vững hơn. Nhưng thực tế không phải như vậy. Sau hơn 5 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam phát triển chậm hơn trước. Trong đó, ngành nông nghiệp bị tác động nặng nề do không được đầu tư tương xứng. Ngành chăn nuôi VN sẽ gặp nhiều thử thách hơn nữa trong những năm tới khi hàng rào thuế nhập vào Việt Nam được bãi bỏ hoàn toàn! Thay vì là cơ hội, WTO lại trở thành thử thách đối với ngành chăn nuôi Việt Nam nếu không có những sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. WHO chỉ có lợi cho những nước đang phát triển tốt và bền vững.
Hiện nay người chăn nuôi heo ở VN đang khốn khổ vì giá thịt heo hơi xuống quá thấp. Một số ý kiến cho rằng để giải cứu ngành chăn nuôi, Chính phủ cần hỗ trợ tài chánh để bù lỗ cho người chăn nuôi. Nhưng thực ra đây không phải là một giải pháp hay và nhiều nước trên thế giới không dùng giải pháp này do lo ngại bảo hộ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành chăn nuôi. Về bản chất, cuộc khủng hoảng ngành chăn nuôi hiện nay bắt nguồn từ sự bất cân đối trong cung cầu nên nhà nước không nên can thiệp mà hãy để thị trường tự điều chỉnh. Xét về lâu dài, đây có lẽ là một cuộc khủng hoảng mà ngành nuôi heo VN CẦN phải có để rồi sau đó mới phát triển bền vững hơn dựa vào cơ cấu cung-cầu của thị trường và những chính sách hợp lý của cơ quan chức năng/nhà nước.
Để giảm lỗ, người chăn nuôi phải nỗ lực giảm chi phí và tăng năng suất chăn nuôi. Muốn vậy, người nuôi phải thay đổi tư duy sản xuất từ ĐỐI PHÓ sang PHÒNG NGỪA trong vấn đề chuồng trại, con giống, dinh dưỡng, thú y, vệ sinh an toàn sinh học và quản lý. Người chăn nuôi ngày nay, ngoài nguồn vốn cần phải có những kiến thức cơ bản nhất định về các yếu tố trên thì mới bước vào kinh doanh ngành chăn nuôi. Do không hiểu được điều này nên trong những năm quakhông ít người đã âm thầm rời ngành chăn nuôi trắng tay cùng với số nợ không biết bao giờ trả nổi!
Dù là quốc gia có tổng đàn heo đứng thứ 4 thế giới nhưng thịt heo của VN xuất khẩu còn rất nhỏ (dưới <5% tổng lượng thịt sản xuất) trong khi nhập khẩu về ngày càng tăng! Để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững cần phải hướng đến xuất khẩu thịt. Muốn vậy, ngành chăn nuôi cần phải hội đủ 3 điều kiện: 1) giá bán thịt heo của VN phải bằng hoặc thấp hơn so với nước chúng ta muốn xuất 2) phẩm chất phải đảm bảo tốt và kiên định (không có chất cấm, không dư thừa kháng sinh trong thịt và VN không còn bệnh tai xanh nữa!) 3) chúng ta phải biết được thị trường nào xuất đi được và có tính ồn định và lâu dài. Sau khi chúng làm tốt được điều (1) và (2) thì cơ hội xuất khẩu của chúng ta vô tận. Không cần nói đâu xa, Nam Trung Quốc với một dân số trên dưới 300 triệu người là một thị trường rộng lớn, chưa nói đến Lào, Cambodia và các nước lân cận khác.
Tóm lại, ngành chăn nuôi VN cần phải có một chiến lược rất cụ thể và khả thi ngay từ bây giờ để nâng cao sức cạnh tranh cũng như đối phó với những thách thức đã nêu. Chúng ta phải sớm thiết lập những trại sản xuất heo giống để cho ra đàn heo có chất lượng cao, thể trạng tốt với một chương trình đào tạo huấn luyện về phương thức lai tạo và chăn nuôi mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam, hiện đại dựa theo tiêu chuẩn các nước có ngành chăn nuôi đã được phát triển lâu đời như Canada, Âu Châu, Mỹ v.v…