Hướng dẫn soạn bài Ông đồ - Vũ Đình Liên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Nhi
tim va phan tich hinh anh co y nghia bieu tuong trong bai tho ong do cua vu dinh lien
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 20:27

Vũ Đình Liên là một nhà thơ tài năng có niềm hoài cảm đẹp đẽ với những giá trị xưa cũ. Trong lòng nhà thơ luôn chứa chất những ưu tư, nỗi luyến tiếc quá khứ với những vẻ đẹp chân mỹ. Bài thơ "Ông Đồ" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên, bằng lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc và để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.

"Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏTrên phố đông người qua"

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

Hình ảnh ông đồ được tác giả khắc hoạ đầy tinh tế. Qua đó, ta thêm hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ, thêm đồng cảm và trân trọng hơn những chân giá trị cũ, đích thực. Bài thơ như một lời nhắn nhủ chân tình tới mọi người về sự trân quý quá khứ.

Lưu Quang Trường
21 tháng 2 2021 lúc 20:28

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

 

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

 

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

 


Các câu hỏi tương tự
Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Hien
Xem chi tiết
My Sunshine
Xem chi tiết
Phương thảo Nguễn thị
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Kiên
Xem chi tiết
Song Ngân
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Nguyễn Trung KIên
Xem chi tiết