Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Câu ca dao thuộc thể thơ lục bát. Mở đầu bài ca dao là từ "thân em", mô tuýp quen thuộc trong chùm ca dao than thân nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong bài đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh "thân em" với "trái bần trôi" . Trái bần là quả của cây bần, tròn, dẹt, ăn chua và chát, trôi lênh đênh giữa mặt bùn đã gợi ra số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ, không biết đi đâu về đâu. Đồng thời thể hiện thân phân cay đắng bị phụ thuộc, vùi dập. Đông từ tấp, dồi càng nói rõ nên nỗi khổ của người phụ nữ. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ thât sâu xuống dưới đáy biển. Phụ nữ chính là giai cấp thấp bé nhất trong xã hội phong kiến. Chính vì vây, họ không có cơ hội dể lựa chọn kiếm tìm hạnh phúc của riêng mình. Tuy vậy, những người phụ nữ không được kêu oan nên họ đã hát lên câu ca dao này để than vãn, oán trách cho thân phận đắng cay của mình. Qua đó, bài ca dao này đã thể hiện nỗi xót thương cho thân phận người phụ nữ, thể hiện sự phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
Chúc bạn học tốt!
#Nguồn: Băng
So sánh " Như trái bần trôi" làm cụ thể hóa về thân phận nhỏ bé, ít được coi trọng.
Ẩn dụ: " Gió dập sóng dồi " tượng trưng cho cuộc đời nhiều biến cố, lênh đênh, khó đoán định.
=> Đã thể hiện cơ bản sự thiệt thòi nỗi khổ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
P/s: Không chắc lăm nha!