Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà
Nghệ thuật đối rất chỉnh
+Thiếu tiểu (trẻ nhỏ ) >< lão đại (già, lớn).
+Li (đi) >< hồi (về)
+Hương âm (giọng quê) >< mấn mao (tóc mai)
+Vô cải (không đổi) >< tồi (thay đổi)
Hình ảnh đối lập
+Trẻ nhỏ: Tươi vui, hớn hở
+Nhà thơ: Xót xa, sầu muộn