tất cả từ trên sai chính tả
sửa:
a) hằng ngày,nó đến trường bằng xe đạp
b)chị lan đang nhặt rau muống để luộc
c)mẹ tôi đang giặt đồng phục cho tôi
tất cả từ trên sai chính tả
sửa:
a) hằng ngày,nó đến trường bằng xe đạp
b)chị lan đang nhặt rau muống để luộc
c)mẹ tôi đang giặt đồng phục cho tôi
Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt có
mấy loại, đó là những loại nào ?
Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.
Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại
a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi
b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào nông dân khởi ngĩa chống
chế độ phong kiến
c.Qua tác phẩm 'Chí Phèo' cho ta thấy thân phận của người nông dân trong
xã hội nửa thực dân phong kiến
Câu 4: Đọc và chho biết nghĩa của từ 'chiều' trong các câu sau:
a. Tôi đi học thêm vào chiều thứ 2 hàng tuần
b. Mẹ rất chiều hai chị en tôi
c. Chiều rộng của sân chơi khoảng 10m
?Vì sao nghĩa của 3 từ 'chiều' trên giống hoặc khác nhau
Chữa lại các lỗi sai về dùng từ trong các câu đó.
a, Yếu điểm của anh tôi là thiếu sự quyết đoán
b, Người chiến sĩ ấy trong cuộc sống hàng ngày rất hiền lành nhưng đến lúc ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
Câu nào mắc lỗi về quan hệ từ? Hãy sửa lại cho đúng
a) Tôi mà nó cũng chơi
b) Trời mưa to và tôi cũng đến trường
c) Nó thường đến trường với xe đạp
d) Gía hôm nay trời không mưa thì thật tốt
e) Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" cho ta hiểu tình bạn bình dị và sâu sắc của nhà thơ
"Tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc với những ai học văn trên khắp thế giới. Tình yêu thương là sự lo lắng của đấng sinh thành dành cho những đứa con của mình – đó có thể là tình cảm trong sáng nhất của con người.
“Cha mẹ nuôi con chẳng mong ngày đền đáp”. Và trong cái khung cảnh lạnh lẽo, lầy lội của bức ảnh trước mắt khi mẹ dắt con đi trong mưa, tôi không hề cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng. Bởi ở đây có hiện diện của tình mẫu tử trong hình dáng mộc mạc và đẹp nhất của nó.
Người đời vẫn nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của vạn vật, không riêng gì con người. Chính vì thế, dù trong hình thể của những con vật hiền lành hay tồn tại trong tâm của loài ác thú thì bản năng làm mẹ vẫn luôn giành phần chiến thắng.
Bản thân tôi không biết định nghĩa tình mẫu tử như thế nào bởi một đứa con trai ham chơi như tôi không thể đủ kinh nghiệm để diễn tả điều đó. Nhưng tôi có thể diễn tả lại cho các bạn cảm nhận của tôi về tình mẫu tử.
Không biết như thế nào và tại sao nhưng người đầu tiên mà ánh mắt tôi luôn tìm kiếm đó là má tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của má tôi trong bếp, lòng tôi lại được trấn tĩnh lại.
Tôi sinh ra trong một gia đình “người Bắc điển hình” với người bố gia trưởng và khó tính. Cố nhiên một đứa con ương bướng và nghịch ngợm như tôi luôn phải chịu những trận đòn từ bố. Những lúc ấy, má tôi sẽ đóng vai một cô y tá để sơ cứu cho bệnh nhân là tôi. Bàn tay má nhẹ nhàng xoa lên những vết bỏng rát sao mà dễ chịu đến thế.
Những trận đòn roi vì nghịch ngợm trải dài khắp tuổi thơ tôi cho đến ngày vào lớp 10. Cũng có lẽ vì thế mà tôi thân với má hơn bố.
Rồi tôi nhớ có lúc phải vào viện (do ngày bé tôi hay tắm mưa nên viêm phổi triền miên), sốt cả tháng liền chỉ được ăn cháo má mang đến. Cháo má nấu dở lắm, vừa loãng lại vừa mặn. Sau này tôi mới biết cháo mặn do má trộn thuốc vào nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chịu ăn. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần bị bệnh, tôi lại được ăn món cháo ấy. Hương vị của nó có lẽ đi theo suốt cả cuộc đời tôi.
Nếu các bạn hỏi tình mẫu tử xuất phát từ đâu thì xin lỗi tôi cũng không thể giải nghĩa được. Có lẽ đó là nguồn sức mạnh tối thượng tồn tại trong mỗi người mẹ chăng?
Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, cao quý là thế, ấy vậy mà vẫn có người dám vấy bẩn chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ vì đồng tiền? Những bà mẹ tuổi teen chẳng phải chỉ vì lỗi lầm mà đang tâm coi rẻ tình mẹ con, thậm chí vứt bỏ tình máu mủ ruột rà.
Lại thêm những đứa con bất hiếu chỉ vì tranh nhau mảnh đất mà đẩy mẹ ra đường. Lại cả những người con giả dối, khi mẹ còn sống thì lạnh lùng, khinh khỉnh, lúc mẹ mất mới ma chay long trọng.
Đó là chưa kể những người mẹ vì thương con mù quáng mà suốt đời o bế con cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Những chuyện như vậy vẫn đầy rẫy quanh cuộc sống chúng ta.
Nhưng may thay những điều trên chỉ là thiểu số, bởi đúng như bản chất tình mẫu tử là hướng về cái tốt. Những ông, bà, bố, mẹ thương con nhiều vô kể. Hành động luôn tốt hơn lời nói. Một cử chỉ bằng vạn lời “Mẹ yêu con”.
Tôi không cần kể thêm ví dụ nữa, bởi ngoài kia có biết bao người mẹ tuyệt vời, hãy bước ra đi và tự cảm nhận, các bạn của tôi.
Tôi không biết các bạn ra sao nhưng đối với tôi, tôi không dám nhận mình là một đứa con có hiếu. Bởi tôi chưa làm tròn được chữ hiếu với má tôi.
Từ nhỏ đến giờ, tôi vẫn là gánh nặng mà cả cuộc đời má tôi phải gánh lấy. Lúc nhỏ thì má luôn phải lo lắng cho sức khỏe của tôi, lớn lên má lại lo lắng cho tính ngang ngạnh của tôi.
Tôi và bố cãi nhau luôn. Những lúc ấy má lại là người giảng hòa. Má là người nín nhịn nên nào có cãi lại bố. Sau những lần cãi vã như thế, má tôi khóc suốt. Những lúc ấy tôi chỉ muốn chạy xuống nhà ôm má nhưng cái tôi trong tâm trí lại cản tôi lại. Sao tôi lại hèn yếu như vậy, sao tôi lại để má khóc?
Không, tôi vẫn chưa xứng đáng là người đàn ông trong nhà. Má ơi con biết má phải chịu nhiều áp lực khi sống trong mái nhà như thế này. Má ơi, giá mà con có thể hiểu được điều ấy sớm hơn. Con không cần phải chứng tỏ mình với bố nữa, xin hãy là con người vui vẻ như ngày nào má nhé.
Bức ảnh mẹ dắt con trên xe qua nơi nước ngập gợi cho tôi nhiều suy nghĩ mà có lẽ người vụng về như tôi không nói hết được bằng lời.
Các bạn, đôi khi những người mẹ có thể cáu gắt và khó chịu. Xin hãy hiểu cho họ, đừng nhìn vào lời nói, hãy nhìn vào hành động của con người. Mẹ có thể cáu gắt nhưng trái tim mẹ luôn rộng mở ấm áp vì con. Lời nói của mẹ có thể khó nghe nhưng chúng ta luôn cảm nhận được những gì tốt đẹp nhất mẹ dành cho con. Tôi chẳng cần nói nữa có lẽ các bạn biết mình cần làm gì. Về phần tôi, có lẽ tôi vẫn là đứa con có lớn mà không có khôn. Má ơi đứa con bất hiếu này xin lỗi má".
Em hãy kể cho ba mẹ nghe một câu chuyện cảm động mà em đã được chứng kiến ở trường.(dựa vào chuyện cảm động trên)
_________________
1/ Trong câu "Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu châu chấu ?" , đại từ bao nhiêu dùng để :
A. Hỏi về số lượng
B. Hỏi về vật, người
C.Trỏ số lượng
D. hỏi về hoạt động, tính chất
2/ hình ảnh con cò có ý nghĩa gì trong ca dao ?
A. Sự nhỏ bé, cô đơn
B. sự trong trắng
C. thân phận thấp hèn
D. sự tội nghiệp
3/ Từ "cổ" trong từ nào sau đây đồng âm với từ "cổ " trong những từ còn lại ?
A. cổ tích C. cổ kính
B. cổ thụ D. cổ tay
4/ những hình ảnh đứng sau từ " thân em" được sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. hoán dụ
D. nhân hóa
5/ cách nào diễn đạt dùng cho ý câu văn sau ?
A. em tôi thông minh và lười
B. em tôi thông minh nhưng lười
C. em tôi lười cho dù rất thông minh
D. em tôi lười vì thông minh
-các bạn giúp mk với nha !mình đang cần gấp lắm -
Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh
Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
C1: Chỉ Ra ý nghĩa và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong các đoạn văn sau
a) Vào đêm trước ngày khai trường...Đang mút kẹo
b) Mẹ sẽ đưa con tới trường cầm tay con...thế giới kỳ diệu sẽ mở ra
c) Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau.
~MONG MN TRẢ LỜI GIÚP EM Ạ~
Khi đọc truyện bn An cho rằng : Nhân vật người mẹ trong câu chuyện"Cuộc chia tay của những con búp bê" thật tàn nhẫn , lạnh lungfm ko yêu thương con cái khác vs nhân vậy người mẹ trong 2 VB" Cổng trường mở ra và " mẹ tôi''. bạn Liên lại cho rằng:" Nhân vật người mẹ trong câu chuyện này thật sự cx đág thương'' Em đồng ý vs ý kiến nào? Vi sao?
PHẢN 1. (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thẩm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xa xác quá như cô tôi nhắc lại lời người ? nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài mẫu mù của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trẩu phả ra lúc đỏ thơm tho lạ thưởng". (Trích SGK Ngữ văn 8, tập một, NXBGDVN, 2018)
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên ?
Câu 3: (4,0 điểm) Tử nội dung của văn bản chứa đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lỗi diễn dịch để làm sáng tỏ tình yêu thương mãnh liệt của chủ bé Hồng đối với mẹ. Trong đoạn văn có sử dụng một tử tượng hình, một tử tượng thanh. (Gạch chân, chú thích )