Ôn tập lịch sử lớp 9

Trúc Nguyễn

Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và EU? Em cần phải làm gì để xây dựng mối quan hệ đó.

Giúp mình với!

Ánh Sky
20 tháng 12 2018 lúc 17:27

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

 Ngày 28/11/1990: Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
 Năm 1996: EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội.
I. CHÍNH TRỊ
1. Hiệp định PCA:
• Tháng 5/2008 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao đàm phán Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - EU.
• Ngày 4/10/2010, PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 8 (ASEM-8) tại Bỉ.
• Ngày 27/6/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và An ninh đã ký chính thức PCA tại Brúc-xen, Bỉ.
• Ngày 1/11/2013, Chủ tịch nước phê chuẩn PCA.
Về phía EU hiện có và 27/28 nước phê chuẩn PCA là: Đức, Hà Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Lít-va, Lát-vi-a, Áo, Bồ Đào Nha, Síp, Tây Ban Nha, Ét-xờ-tô-ni-a, Thụy Điển, Đan-mạch, Xờ-lô-va-ki-a, Bỉ, Ru-ma-ni, Ba Lan, Man-ta, Séc, Xlô-ven-ni-a, Phần Lan, Anh, Crô-a-ti-a , Lúc-xăm-bua, Ai-len, Pháp và I-ta-li-a. Hiện nay, còn 01 nước chưa phê chuẩn PCA là : Hy Lạp.
PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong hơn 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.
2. Trao đổi đoàn cấp cao: Lãnh đạo cấp cao hai Bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ và mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên (Phụ lục 2).
3. Cơ chế hợp tác:
3.1. Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao:
Theo thỏa thuận giữa Việt Nam và EU, kể từ năm 2012, hàng năm, Việt Nam và EU sẽ tổ chức Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng luân phiên tại Hà Nội và Brúc-xen (Bỉ). Tham vấn chính trị lần đầu tiên giữa Việt Nam và EU đã diễn ra tháng 3/2012 tại Hà Nội, Tham vấn lần 2 đã diễn ra tháng 4/2013 tại Brúc-xen và Tham vấn lần 3 diễn ra ngày 25/3/2014 tại Hà Nội. Tại các cuộc Tham vấn, hai bên tập trung trao đổi 3 nội dung chính: (1) quan hệ song phương; (2) các vấn đề toàn cầu và: (3) tình hình khu vực.
3.2. Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC bao gồm:
- Tổ công tác Việt Nam - EU về Thương mại và đầu tư. .
- Tổ công tác Việt Nam - EU về Hợp tác phát triển.
- Tiểu ban Việt Nam - EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền
- Tiểu ban Việt Nam - EC về Khoa học và Công nghệ.
3.3. Hợp tác trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền:
a. Tiểu ban về hợp tác xây dựng thể chế và cái cách hành chính, quản trị công và nhân quyền: là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và xác định những lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và EU. Đây cũng là công cụ để thúc đẩy quá trình thực hiện Sáng kiến Dân chủ và Nhân quyền của châu Âu (EIDHR) và các Thực thể phi Nhà nước (NSA) cùng các Cơ quan chức năng địa phương (LA). Phiên họp lần thứ 6 đã diễn ra tại Brúc-xen (Bỉ) ngày 12/4/2013.
b. Cơ chế đối thoại về nhân quyền: Từ tháng 12/2011, hai bên đã thống nhất văn bản thể thức về đối thoại nhân quyền theo đó đối thoại nhân quyền được tiến hành 1 lần /năm để phù hợp với các thay đổi của EU theo Hiệp ước Lít-xbon. Phiên đối thoại nhân quyền đầu tiên theo thể thức mới này đã được tiến hành vào ngày 12/1/2012 tại Hà Nội. Đối thoại Nhân quyền Việt Nam – EU lần thứ tư và lần thứ năm đã lần lược được tiến hành vào ngày 19-20/01/2015 tại Brúc-xen và 14-15/12/2015 tại Hà Nội.
4. Hợp tác trong khuôn khổ đa phương: Việt Nam và EU hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM và Liên hợp quốc, trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư bất hợp pháp...
Ngày 08/8/2015, Phái đoàn EU tại ASEAN đã khai trương tại Jakarta. Tháng 9/2015, ông Francisco Fontan Pardo đã được chỉ định làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại ASEAN.
II. KINH TẾ
1. Thương mại:
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Từ 2001 đến 2015, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng hơn 9 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên 41,8 tỷ USD năm 2015. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều cho đến hết tháng 12/2015 là 41,8 tỷ USD (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó xuất khẩu là 30,8 tỷ USD (tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014), nhập khẩu là 11 tỷ USD (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014).
1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA):
• Tháng 3/2010, trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên thương mại EC Ca-ren đơ Gút chính thức đề nghị đàm phán FTA song phương Việt Nam - EU.
• Tháng 10/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Ba-rô-sô tuyên bố khởi động đàm phán FTA song phương.
• Ngày 26/6/2012, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Ủy viên Thương mại EU Ca-ren đơ Gút đã tuyên bố chính thức đàm phán FTA Việt Nam - EU.
• Ngày 02/12/2015 tại Brussels, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Ủy viên phụ trách Thương mại EC Cecilia Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán EVFTA.
• Hiện nay, hai bên đang hoàn tất các vấn đề kỹ thuật để tiến tới ký chính thức.
Các nội dung chính của EVFTA gồm: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Phát triển bình vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.
Theo cam kết trong EVFTA, trong vòng 7 năm, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế đối với nhập khẩu từ EU. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, EU cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cao hơn mức cam kết trong WTO và tương đương mức cam kết cao nhất của EU trong các FTA gần đây.Cam kết của Việt Nam đối với EU cũng cao hơn trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất của Việt Nam đối với các đối tác khác.
Đối với Việt Nam, hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản. Về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ EU, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về môi trường kinh doanh, việc thực thi các cam kết trong EVFTA sẽ dẫn đến những cải thiện về thể chế, chính sách, pháp luật tại theo hướng minh bạch, thuận lợi hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
1.2. Quy chế Kinh tế thị trường (KTTT): ): Sau khi gia nhập WTO (năm 2007), ta đã tích cực vận động các đối tác sớm công nhận quy chế KTTT nhằm tránh bị phân biệt đối xử trong các vụ kiện chống bán phá giá. Đến nay, đã có 62 nước công nhận nền KTTT của ta , đồng thời, ta đã lập cơ chế trao đổi kỹ thuật song phương với các đối tác lớn như: EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Một số nước thành viên EU (Đức, Anh, I-ta-li-a, Ét-xtô-ni-a, Lúc-xăm-bua) đã cam kết thúc đẩy EU sớm công nhận quy chế KTTT của Việt Nam.Trong số 05 tiêu chí để công nhận một nước có nền KTTT, cho đến tháng 8/2015, EC đã chính thức công nhận Việt Nam đạt được hai tiêu chí.
1.3. Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Tháng 3/2013, EU đã công bố quy chế GSP giai đoạn 2014-2016 và theo đó, Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP, đặc biệt là nhóm hàng hóa thuộc mục XII (gồm dày dép, ô dù). GSP giảm thuế cho các nước đang phát triển với mức ưu đãi thấp hơn mức thuế Tối huệ quốc 3,5%.
2. Đầu tư:
Tính đến hết tháng 9/2015, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1,718 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 21,53 tỷ USD. Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan đứng đầu với 239 dự án, tổng vốn đầu tư 6,66 tỷ USD. Pháp đứng thứ 2 với 436 dự án, tổng vốn đầu tư 3,4 tỷ USD. Tiếp theo là các quốc gia khác như Luxembourg, Đức, Síp, Đan Mạch…
Nhìn chung, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ).
Về lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với 573 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6,3 tỷ USD; đứng thứ 2 là sản xuất phân phối điện, khí, nước với 19 dự án, tổng vốn đầu tư 3,54 tỷ USD; lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 34 dự án, tổng vốn đầu tư 2,209 tỷ USD; lĩnh vực thông tin truyền thông có 186 dự án, tổng vốn đầu tư 2,194 tỷ USD.
Về địa bàn đầu tư, các nước EU có dự án tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều dự án nhất với 615 dự án, tổng vốn đầu tư 2,86 tỷ USD. Hà Nội đứng đầu về tổng vốn đầu tư với 3,44 tỷ USD (376 dự án), tiếp theo là các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Về hình thức đầu tư, các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1208 dự án, tổng vốn đầu tư 8,502 tỷ USD; tiếp theo là hình thức liên doanh với 386 dự án, tổng vốn đầu tư 4,807 tỷ USD, còn lại là các hình thức khác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO, Công ty cổ phần, Công ty mẹ con.
Về đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số nước như Hà Lan, Séc, Đức. Tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có 57 dự án đầu tư sang 13 nước EU (Anh, Ba Lan, Bỉ, Bungary, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ai-len, Italia, Pháp, Séc, Xlô-va-ki-a và Thụy Điển) với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 151,914 triệu USD. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 33 dự án còn hiệu lực đầu tư sang các nước thành viên EU, trong đó chủ yếu là sang các nước như CHLB Đức với 10 dự án tổng vốn đăng ký là 24,2 triệu USD, Hà Lan có 1 dự án tổng vốn đăng ký 5,6 triệu USD, Ba Lan có 2 dự án với tổng vốn đăng ký là 8,1 triệu USD, Vương quốc Anh có 6 dự án tổng vốn đăng ký 2,1 triệu USD, CH Séc khoảng 5,3 triệu USD.
III. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
EU luôn là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 2013, tổng cam kết ODA của Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên EU đạt gần 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại của EU đạt khảng 1,5 tỷ USD.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của EC cho Việt Nam được thực hiện thông qua các Chiến lược hợp tác với Việt Nam (Country Strategy Paper-CSP) với ngân sách viện trợ liên tục tăng từ 140 triệu Euro trong giai đoạn 1996 – 2001 lên 162 triệu Euro trong giai đoạn 2002 – 2006 và 304 triệu Euro giai đoạn 2007 – 2013.
Giai đoạn 2014 – 2020, EC cam kết viện trợ cho Việt Nam 400 triệu Ơ-rô (danh sách các nước Châu Á được hưởng ODA giảm từ 19 xuống còn 12), tập trung vào 2 lĩnh vực là năng lượng bền vững và thể chế.
IV. HỢP TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC
Hợp tác chuyên ngành: EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thể chế, khoa học công nghệ (trong đó có lĩnh vực an toàn hạt nhân), giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, hàng không dân dụng...

Good luck <3


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết
Thịnh Triệu
Xem chi tiết
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Hoi Tran
Xem chi tiết
PhạmPhạm Dịu
Xem chi tiết
Nguyệt Ánh
Xem chi tiết
Phúc Phan
Xem chi tiết