Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Tố Uyên

Tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại

︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 13:41

1. Tìm hiểu đề:— Về nội dung, đề bài yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.— Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng.

2. Dàn bàia. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?b. Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ “thật thà” không phải là “cha dại” mà là đức tính tốt đem lại điều lành cho bản thân và mọi người.— Giải thích câu tục ngữ: “Thật thà là cha dại”.+ Thật thà (làm sao nói vậy, có gì nói thế,...) trái với dối trá (có ít nói nhiều, làm một đằng nói một nẻo,...). Thật thà là tính nết của con người biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội (cùng với dũng cảm, dối trá, trung thành,...). Thật thà đồng nghĩa với chân thật, trung thực là những đức tính tốt của con người từ xưa đến nay, bộc lộ ở mọi mặt đời sống, trong dó có nhà trường (khi mắc lỗi tự nhận lỗi là thật thà; nhặt được của rơi đem trả người mất là thật thà; không quay cóp trong khi làm bài thi là thật thà,...).+ Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân; cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột (dại nhất là khi mắc lỗi tự nhận lỗi; dại nhất là nhặt được của rơi đem trả người mất; dại nhất là không quay cóp trong khi làm bài thi,...).+ Nghĩa cả câu “Thật thà là cha dại”: dại nhất là thật thà.+ Kinh nghiệm được đúc rút: Sống thật thà bất lợi cho bản thân. Từ đó suy ra bài học: cần biết sống khôn ngoan- Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.+ Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).+ Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).+ Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)c. Kết bài:- Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.- Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...

Minh Nhân
3 tháng 2 2021 lúc 13:43

Em tham khảo nhé !!

1. Mở bài:

- Giới thiệu luật điểm: Phải chăng thật thà là cha dại  

2. Thân bài:

a) Tóm tắt định nghĩa của tính cách "thật thà"

- Thật thà là gì?

+ Thật thà là sự trung thực, không gian dối, nói những điều thật

- Tầm quan trọng của đức tính này:

+ Thật thà là một đức tính quý báu, và rất cần thiết đối với mọi người

+ Người thật thà sẽ được mọi người quý mến và kính trọng, tin tưởng

b) Giải thích luật điểm: "Phải chăng thật thà là cha dại", 

*Tìm hiểu luật điểm:

- "Thật thà là cha dại" là gì?

- Ý nghĩa của nó 

+ "Thật thà là cha dại" không phải nói mọi người không nên thật thà, không phải nói mọi người thật thà quá mức

+ Ý nghĩa thực của luận điểm: "Khuyên mọi người luôn có sự thật thà, nhưng không quá mức có thể, chỉ thật thà với ai đáng tin cậy. Đôi lúc những lời nói dối cũng giúp ích cho người khác chứ không riêng gì thật thà"

c) Mở rộng kiến thức:

*Lí lẽ, dẫn chứng:

- Tại sao "thật thà là dai dại"

+ Thật thà quá, có thể sẽ chuốc họa vào thân

+ Chỉ thật thà với đúng người, đúng sự việc

+ Lựa lời mà nói, có thể nói dối sẽ giúp được điều gì đó cho bản thân và người khác

⇒ Thật thà là đức tính rất cần thiết, nhưng đôi lúc nó lại là tai họa cho bản thân và cộng đồng

⇒ Nói dối là không nên, nhưng lúc nào đó nó có thể sẽ giúp ta

- Liên hệ với mọi người xung quanh, đời sống thực tại  

+ Người thật thà, gian dối sẽ như thế nào?. Mọi người sẽ cảm thấy ra sao?

+ Nếu muốn tốt cho người khác, tùy theo từng trường hợp chúng ta phải nói thực hay nói dối

- Chúng ta phải làm gì?

+ Suy nghĩ trước khi nói ra, không cần phải nói ngay lúc đó, phải nghĩ đến khi mình nói ra sẽ có kết quả ra sao

+ Thật thà, nói dối đúng thời điểm

d) Ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này:

- Phân tích đức tính tốt xấu

- Khẳng định luật điểm tốt xấu

- Thời cơ ứng biến trong từng trường hợp, có giới hạn

3. Kết bài:

- Khẳng định luật điểm, đưa ra kết quả chính chắn nhất trong luật điểm này

+ "Thật thà là cha dại", có nửa đúng nửa không. Nửa đúng, khi thật thà quá mức sẽ gây hại cho mọi người kể cả bản thân mình. Nửa không, tuy vậy, thật thà vẫn luôn là đức tính cần thiết trong mỗi con người

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 13:47

Dàn ý 

Mở bài :

Nêu phần khai mở nội dung : Phải chăng Thật thà là cha dại ?

Thân bài :

Triển khai luận điểm : Thật thà 

Mở rộng luận cứ :

+ Sự thật thà 

+ Cuộc sống ca dao hai thân một bóng

+ Thực tế cuộc sống

+ So sánh 

Triển khai luận điểm : Dối trá :

+ Sự dối trá 

 Luận điểm mạnh : 

+ So sánh ngược 

+ Đặt tình cảnh 

+ Đảo ngược lại kết quả so sánh

Nhấn mạnh :

- Có đúng, có sai ?

- Vì sao lại như vậy ?

Chốt

Kết bài : 

Khẳng định lại vấn đề và rút kinh nghiệm bài học

Bài làm :

Từ nhỏ tới lớn, chúng ta điều được nghe, được đọc, được biết rằng nói dối là rất xấu. Nhưng trên đời này cái gì cũng có thể xảy ra, dù là điều ngớ ngẩn nhất. Có lẽ bạn không tin nhưng có thể, vào một ngày đẹp trời nào đó, bạn bỗng thấy thấy một viên kim cương to đùng trong túi mình, vậy cho hỏi, bạn đã thấy cuộc sống này thế nào chưa ? Đó là một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Việc bị " lỗi " là chuyện bình thường. Và trong túi khôn của dân tộc, không phải cái gì cũng trong hiểu biết của chúng ta - những người của thời hiện đại. Trong đó, thành ngữ thật thà là cha dại đã trở thành một phần vượt hiểu biết của chúng ta khi nói về mặt cuộc sống.

 Ông già Noel tuy không có thật nhưng lại là một phần tuổi thơ của trẻ em. Và chắc bạn cũng đoán ra cái độ kinh khủng khi phá vỡ tuổi thơ của trẻ em rồi nhỉ. Rất đấy nhé. Nhiều giáo viên đã bị sa thải vì câu nói thật của mình : ông già Noel không tồn tại ! Điều này nghe có vẻ rất vô lí nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm. Tại sao nói thật mà lại bị trừng phạt ? Cuộc sống này luôn gắn với ca dao tục ngữ nhưng nhiều người lại không hề biết. Vậy nói thật là xấu ?

 Con người thích được xung nịnh, và điều này dẫn đến việc nói dối có chủ đích để chuộc lợi cho bản thân. Nào là từ việc nói rằng mình bị bệnh tật để xin tiền cho đến nói người thân bị thế này thế kia rồi gia sản thế này thế nọ để nhận được lòng bao dung của mọi người. Những việc làm này không có mục đích tốt đẹp, vậy nên phải tẩy chay ngay và luôn những thành phần này. Vậy nói dối cũng đáng trừng trị ?

 Nhưng đa phần, nói thật điều tốt, nó giúp chúng ta tin tưởng nhau hơn. Một cuộc sống không có sự thật là một cuộc sống không đáng bỏ ra hơn chục năm để sống. Nhưng thế giới mà chỉ toàn có cái gây đau tim thì lại chẳng nên sống vì thuốc đắng dã tật mà. Nhưng đôi khi, nói dối cũng lại có ích. Vì dụ như bác sĩ nói với bệnh nhân rằng ông ấy sẽ chết thì bệnh nhân sẽ không có nghị lực và cho dù có cách chữa cúng khó mà qua khỏi. Vậy nên, cuộc sống này có hai người khác nhau nhưng chúng ta chỉ thấy rõ nhất cái bóng của sự thật. Nhưng nhiều khi, người ta cũng chỉ thấy cái bóng của dối trá.

 Cuộc đời này không hề có lỗi, chỉ là đa phần chúng ta thấy một mặt của nó mà thôi.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Dracula
Xem chi tiết
Cô bé áo xanh
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Yến Nhi Phạm Trần
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Phương Uyên
Xem chi tiết