- An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước: thành xây ở đất Việt Thường nhưng “hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy”. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây được thành, chế nỏ thần, chiến thắng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hòa. Thông qua những chi tiếc kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thân linh), dân gian đã ngợi ca nhà vua, tụ hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc
*Các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm"" Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử.
-Khái niệm truyền thuyết:là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại
- Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo.
* Dẫn chứng:
Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc
-Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa (nữ tướng của Hai Bà Trưng) trải qua các vùng Hương Nha, Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu… Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng. Riêng vùng Nam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyền là đá cấm, vẫn để thờ trong miếu. Trước miếu có hai mộ am, có sách ghi chép: một am gọi là “hà sa hào tích” (hà sa là rau bà đẻ).
- Thánh Gióng, sau khi thắng giặc Ân trở về, trên đường về (từ Bắc Ninh – những vùng Quế dương, Võ giàng, Thuận Thành, Tiên du, Yên Phong …nơi in dấu những vết chân ngựa và gốc tre ngà bị nhổ- về Sóc Sơn) có ngồi lại bên Hồ Tây, mở gói cơm cà ra ăn. Những hạt cà rơi xuống mọc lên một giống cà Xuân Đỉnh nhỏ, giòn, ngon. Dóng đến làng Kẻ Khốn ngồi nghỉ uống nước, thấy nước mát liền đổi tên làng là làng Kẻ Mát…
-- Như vậy, cuộc đồi người anh hùng bao giờ cũng gắn với các vùng địa danh: đất sinh ra, đất chết đi hay hoá thân, và vùng đất đi qua để lại dấu vết về hành trạng, sự kiện, chiến công…
Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội- Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…
- Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyết anh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng. Trong truyền thuyết Thánh Gióng bên cạnh việc đánh giặc cũng còn có chuyện hái cà, đập đất, chăn trâu…Hai Bà Trưng sau khi chết còn hiển linh giúp dân chống hạn. Cao Lỗ khi hiển linh với Cao Biền có nói rằng: phàm việc dẹp giặc và việc mùa màng ta đều được chủ trương cả - Lĩnh nam chích quái. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài, hai mặt làm ăn và đánh giặc đã chiếm vị trí quan trọng duy nhất trong đời sống dân tộc ta, mặt khác cũng do cả hai việc lớn này đều do một người gánh vác – người nông dân Việt Nam.